Tinh Thần Văn Hóa Trung Quốc - Trương Đại Niên - Tình Nghi Sơn

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá gốc: 180.000 VNĐ
Giá bán: 162.000 VNĐ
Tiết kiệm: 18.000 VNĐ (-10%)

Trong quan niệm văn hoá và phương pháp luận nghiên cứu văn hoá - hay còn gọi là triết học văn hoá, thực sự tồn tại sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm và bất khả tri luận, giữa phép biện chứng và phương pháp siêu hình, giữa chủ nghĩa lý tính, khoa học với chủ nghĩa phi lý tính. Vì vậy, cần đưa việc nghiên cứu văn hoá phát triển theo một phương hướng và con đường đúng đắn, cần xác định đúng quan niệm văn hoá và phương pháp nghiên cứu văn hoá. Ở phương diện này, tiếp nhận một cách tự giác tư tưởng chủ đạo phổ biến của triết học chủ nghĩa Marx, tức chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, hoàn toàn là một yêu cầu tất yếu. Đương nhiên, điều đó không đồng nghĩa với thái độ bài xích đối với những thành quả nghiên cứu văn hoá và lý luận văn hoá của phương Tây, hay của tiền nhân. Trái lại, thấm nhuần tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa Marx, thì mới có thể có được sự phân tích một cách khoa học về lý luận văn hoá của phương Tây và của tiền nhân, mới có thể loại bỏ những sai lầm và tiếp thu những điều đúng đắn trong đó, để làm phong phú và phát triển lý luận về văn hoá của chủ nghĩa Marx. Tương tự như vậy, chỉ khi thấm nhuần tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa Marx, thì mới có thể có được sự phân tích một cách khoa học về những thành quả nghiên cứu văn hoá của phương Tây và của tiền nhân, mới có thể loại bỏ những sai lầm và tiếp thu những điều đúng đắn trong đó, để đẩy mạnh sự phát triển của ngành nghiên cứu văn hoá. Những thứ mang tính “tả khuynh” trong nghiên cứu văn hoá, cần phải kiên quyết phản đối; thứ phương pháp rập khuôn, mê tín theo lý luận văn hoá của phương Tây mà không có sự phân tích cặn kẽ, cũng cần phải kiên quyết phản đối. Vì nghiên cứu văn hoá bao hàm nhiều tính đặc thù, nên không thể đảm bảo có thể làm tốt mọi thứ, nhưng nhất định phải nỗ lực tìm tòi.

=========

>>> Tủ sách Phong Tục - Tập Quán

>>> Tủ sách Văn Học Dân Gian

>>> Tủ sách Văn Học Việt Nam

>>> Tủ Sách Lịch Sử

>>> Tủ sách Lịch Sử Thế Giới

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Vào những năm cuối thế kỷ XX, ở Trung Quốc đã xuất hiện một phong trào thảo luận sôi nổi về vấn đề văn hoá. Đó là một sự kiện lớn trong giới tư tưởng học thuật. Những thảo luận liên quan đến vấn đề văn hoá đã từng được tiến hành vào những năm 20, 30 của thế kỷ XX, sau đó, vì sự bùng nổ của cuộc chiến tranh kháng Nhật mà tạm dừng lại. Giờ đây, vấn đề này lại tạo nên sự hứng thú nồng hậu cho mọi người, đây là điều đáng mừng. Tôi đã từng giảng dạy và tham gia một số cuộc thảo luận về văn hoá, đưa ra những ý kiến hạn hẹp của mình. Trong thảo luận về văn hoá, mọi người đã đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau, các thuyết rối ren, ai cũng có ý kiến riêng của mình, tạo thành cảnh tượng “trăm nhà đua tiếng”. Vấn đề văn hoá hết sức phức tạp, tuyệt nhiên không thể giải quyết trong một thời gian ngắn, triển khai tranh luận là vô cùng cần thiết, đồng thời, tôi cũng nhận thấy còn có sự cần thiết phải tiến hành trình bày một cách hệ thống về vấn đề văn hoá. Vì vậy, tôi mới bàn với Trình Nghi Sơn, hi vọng anh có thể chấp bút viết một cuốn sách trình bày một cách hệ thống về vấn đề văn hoá Trung Quốc. Trình Nghi Sơn khảo sát một cách rộng rãi các tư liệu lịch sử có liên quan đến văn hoá, tham khảo thêm một vài công trình về văn hoá ở trong và ngoài nước những năm gần đây, tiến hành phân tích ở một mức độ nhất định đối với những vấn đề cụ thể của văn hoá, viết nên 12 chương: phân tích, trình bày tinh thần cơ bản của văn hoá Trung Quốc; sự khác biệt cơ bản giữa hai nền văn hoá Trung - Tây; kết cấu hệ thống của văn hoá Trung Quốc truyền thống; triết học, khoa học, nghệ thuật truyền thống Trung Quốc; thiếu sót nghiêm trọng của văn hoá Trung Quốc truyền thống; những tranh luận văn hoá từ thế kỷ XVI đến nay; cuối cùng nêu rõ chủ trương văn hoá “lý luận về sáng tạo một cách tổng hợp” của chúng ta. Sau khi xem lại tôi cũng có tu chỉnh thêm, từ đó mà làm nên cuốn sách này. Trình Nghi Sơn đồng ý với quan điểm cơ bản của tôi về vấn đề văn hoá, đồng thời có thêm một vài sự bổ sung cần thiết, đưa ra luận chứng tương đối chi tiết về một số quan điểm. Đương nhiên, chúng tôi cũng vẫn chưa đi đến cùng vấn đề lý luận và hoàn cảnh lịch sử của văn hoá Trung Quốc, cũng mới chỉ trình bày một cách hệ thống trên những nét chính yếu mà thôi.

Trong lúc phân tích, cũng có khi Trình Nghi Sơn đưa ra ý kiến tranh luận với những học giả hiện nay. Chúng tôi cho rằng, “trăm nhà đua tiếng” là con đường đúng đắn duy nhất để thúc đẩy sự phát triển của học thuật. Đã gọi là “đua tiếng”, đương nhiên cần có “đua”, lại cũng cần có “tiếng”. Các học giả bàn về vấn đề này, đa phần đều có ý kiến riêng của mình, chúng tôi đưa ra một vài ý kiến tranh luận, tuyệt đối không làm giảm đi sự tôn trọng đối với những học giả ấy, chúng tôi cố gắng lý giải một cách chính xác ý tưởng vốn có của họ, nhưng có thể vẫn còn những điểm lý giải chưa đúng, xin nhận được sự thứ lỗi!

Trương Đại Niên viết tại Đại học Bắc Kinh

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét