Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Will Durant: Phần I - Di Sản Phương Đông (Bộ 3 Cuốn)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Will Durant NXB: Khoa Học Xã Hội Hình thức: Bìa Cứng
Giá gốc: 645.000 VNĐ
Giá bán: 580.500 VNĐ
Tiết kiệm: 64.500 VNĐ (-10%)

>> Tủ Sách Lịch Sử

>> Sách Lịch Sử Thế Giới

>> Tủ Sách * Tác Giả Nổi Tiếng

- Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Trong cuốn sách này, tôi cố gắng hoàn thành phần đầu tiên của công trình mà tôi đã liều lĩnh đặt ra cách đây mười hai năm: đó là viết về lịch sử của nền văn minh. Trong không gian bé nhỏ của mình, tôi muốn được kể càng nhiều càng tốt về sự đóng góp của những đầu óc thiên tài và công sức lao động trong di sản văn hóa nhân loại - để có thể ghi chép sự kiện theo biên niên sử và chiêm ngưỡng được tương quan nhân quả, những tiến bộ của phát minh, sự đa dạng của tổ chức kinh tế, những thử nghiệm của chính quyền, những cảm hứng từ tôn giáo, những sự chuyển biến của đạo đức và phong tục, những kiệt tác văn chương, sự phát triển của khoa học, minh triết của triết học, thành tựu của nghệ thuật. Không cần đến ai nhắc nhở, tôi cũng hiểu được rằng công trình này tỏ ra vô lý biết bao, cũng như ý định của nó tỏ ra thiếu khiêm tốn đến ngần nào; bởi vì sau nhiều năm nỗ lực, công trình này cũng chỉ mới hoàn thành được một phần năm, và nó cho thấy rõ rằng không một đầu óc nào, không một người duy nhất nào lại có thể bao quát hết nhiệm vụ này một cách thỏa đáng được. Tuy nhiên, tôi đã từng mơ ước rằng dù trong công trình này còn nhiều sai lầm không thể tránh được, nhưng có thể nó vẫn có ích cho những người đam mê triết học và muốn gắng gượng để nhìn ra được toàn thể vạn hữu, để theo đuổi viễn tượng xa hơn, theo đuổi sự hợp nhất và sự hiểu biết thông qua lịch sử theo thời gian, cũng như để tìm tòi những điều đó thông qua khoa học trong không gian.

Từ lâu, tôi đã cảm nhận được rằng cách viết sử thông thường của chúng ta theo những mảng biệt lập nhau - lịch sử kinh tế, lịch sử chính trị, lịch sử tôn giáo, lịch sử triết học, lịch sử khoa học, lịch sử âm nhạc, lịch sử nghệ thuật - chỉ mang lại bất công cho sự hợp nhất của đời sống nhân loại; lịch sử nên được viết theo phương pháp vừa tuyến tính vừa song hành, vừa tổng hợp vừa phân tích; và nghệ thuật viết sử lý tưởng phải phác họa được - trong từng giai đoạn - toàn bộ sự phức tạp của nền văn hóa, thể chế, những bước phiêu lưu mạo hiểm cùng những đường lối của một quốc gia. Nhưng cũng giống như khoa học, sự tích lũy kiến thức đã phân chia lịch sử thành muôn ngàn thực thể chuyên biệt độc lập; và những học giả thận trọng đã tự hạn chế mình để không đưa ra bất kỳ quan niệm nào về toàn bộ vũ trụ vật chất hoặc về toàn bộ quá khứ sinh động của giống nòi. Bởi vì xác suất sai lầm gia tăng theo phạm vi công việc, nên bất kỳ người nào muốn bán linh hồn cho xu hướng tổng hợp đều sẽ trở thành mục tiêu bi thảm cho hàng ngàn mũi tên chế giễu của những nhà phê bình chuyên nghiệp bắn tới. Cách đây năm ngàn năm. Ptah-hotep đã nói “Hãy cân nhắc xem một chuyên gia trong hội đồng sẽ phản bác ngươi ra sao. Thật là ngu xuẩn khi cứ muốn bàn về mọi thứ trên đời”. Lịch sử văn minh cũng mang thói tự phụ như mọi công trình triết học: nó đưa ra một cảnh tượng lố lăng trong một mảng nhỏ của sự kiện để dựa vào đó mà giải thích toàn bộ vấn đề. Giống như triết học, một cuộc phiêu lưu như thế không thể có lời biện minh hợp lý, và dẫu có hay họ cho lắm thì cũng chỉ là sự ngu ngốc đầy dũng cảm; nhưng ta hãy hy vọng rằng, giống như triết học, lịch sử văn minh sẽ luôn luôn hấp dẫn được một vài kẻ có tinh thần liều lĩnh đi sâu vào những lĩnh vực nguy hiểm chết người của nó.

Toàn bộ kế hoạch của loạt sách này là kể về lịch sử văn minh, được chia thành 5 phần độc lập:

I. Di sản phương Đông: nói về lịch sử văn minh của Ai Cập và vùng Cận Đông cho đến cái chết của Alexander Đại đế, và tại Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản cho đến thời hiện đại, kèm theo phần giới thiệu về bản chất và các yếu tố của nền văn minh.

II. Di sản Cổ đại: nói về lịch sử văn minh Hy Lạp và La Mã, cùng lịch sử văn minh của vùng Cận Đông dưới thời thống trị của Hy Lạp và La Mã.

III. Di sản thời Trung Cổ: nói về nền văn minh châu Âu thời kỳ phong kiến và Thiên Chúa giáo; nền văn hóa Hồi giáo và Judea tại châu Á, Tây Ban Nha và nước Ý thời Phục Hưng.

IV. Di sản châu Âu: nói về lịch sử văn hóa của các quốc gia châu Âu từ thời Cải Cách của đạo Tin Lành cho đến thời kỳ Cách mạng Pháp.

V. Di sản thời Hiện đại: nói về lịch sử các phát minh và thuật trị nước, nền khoa học và triết học, tôn giáo và luân lý, văn chương và nghệ thuật từ thời Napoléon lên ngôi cho đến thời đại chúng ta.

Câu chuyện của chúng ta bắt đầu từ phương Đông, không chỉ vì châu Á là nơi diễn ra những nền văn minh xa xưa nhất mà chúng ta từng biết đến, mà còn vì những nền văn minh đó đã tạo nên bối cảnh và nền tảng cho nền văn hóa Hy Lạp và La Mã - mà Sir Henry Maine đã nhầm lẫn khi cho đó là toàn bộ cội nguồn của tâm thức hiện đại. Chúng ta sẽ ngạc nhiên khi biết được rằng những phát minh cực kỳ quan trọng của chúng ta, những tổ chức kinh tế và chính trị, khoa học và văn học, triết học và tôn giáo của chúng ta đều bắt nguồn từ Ai Cập và phương Đông. Tại thời khắc lịch sử này - khi mà châu Âu tiến bộ nhanh như vũ bão để đi đến Á hồi chung cục, khi mà châu Á đang dần bành trướng trong cuộc sống hồi sinh, và chủ đề của thế kỷ XX dường như là sự xung đột toàn bộ giữa phương Đông và phương Tây - thì tinh thần tỉnh lẻ cục bộ của lịch sử truyền thống chúng ta, vốn bắt đầu từ Hy Lạp và tóm tắt lịch sử châu Á chỉ trong một dòng, đã trở thành một sai lầm mang tính hàn lâm, mà còn có thể là một thất bại chết người về viễn tượng lịch sử và của trí thông minh. Tương lai sẽ ngoảnh mặt nhìn về Thái Bình Dương, và tại nơi đó, sự hiểu biết của chúng ta phải theo sau nó.

Nhưng làm thế nào để một tâm trí phương Tây có thể hiểu được phương Đông? Tám năm nghiên cứu và du lịch chỉ làm sáng tỏ thêm một điều, đó là: dù có cống hiến trọn đời để miệt mài nghiên cứu thì đó cũng chỉ là bước khởi đầu để cho một đầu óc uyên bác hiểu được tính cách tinh tế và kho tàng văn hóa huyền bí của phương Đông. Mỗi chương, mỗi đoạn trong cuốn sách này có thể làm tổn thương vài người yêu nước hoặc chỉ giải khuây cho vài tâm hồn thiên về huyền học: người Do Thái theo Chính thống giáo sẽ cần đến đức kiên nhẫn của tổ tiên để có thể tha thứ cho những trang viết về Yahveh; người Hindu có tinh thần siêu hình học sẽ than khóc tiếc thương cho những trang viết nguệch ngọạc về triết học Ấn Độ; còn các bậc hiền nhân Trung Quốc hoặc Nhật Bản sẽ mỉm cười khoan dung trước những đoạn trích dẫn ngắn ngủi lại không phù hợp từ kho tàng văn chương và triết học Viễn Đông. Một số lỗi trong chương bàn về Judea đã được giáo sư Harry Wolfson của Đại học Havard kiểu chính; còn tiến sỹ Ananda Coomaraswamy của Viện Nghệ thuật Boston đã bỏ nhiều công sức duyệt lại phần viết về triết học Ấn Độ, nhưng lại không chịu trách nhiệm về những lời kết luận do tôi đưa ra hoặc những lỗi lầm còn sót lại; giáo sư H. H. Gowen - một nhà Đông phương học uyên bác với kiến thức hầu như vô tận về phương Đông - đã kiểm tra những sai lầm quá rõ trong các chương bàn về Trung Quốc và Nhật Bản; còn ông George Sokolsky đã cung cấp những thông tin trực tiếp cho các trang viết về tình hình hiện nay ở Viễn Đông. Mong quý vị tỏ lòng khoan dung và chờ đến bản in lần hai của cuốn này, để chúng tôi có cơ hội đưa vào những ý kiến hiệu đính của các nhà phê bình, các chuyên gia và độc giả. Trong khi đó, một tác giả mỏi mệt có thể đồng ý với Đái Đồng ở thế kỷ XIII viết trong Lục thư cô: “Nếu cứ đợi cho hoàn hảo thì cuốn sách của tôi sẽ không bao giờ hoàn tất được.”

Bởi vì trong những thời buổi chỉ thích nghe hơn là đọc này thì khó mà phổ biến những cuốn sách đắt tiền bàn về những chủ đề xa vời, mà chỉ những công dân thế giới mới quan tâm đến, cho nên những yêu cầu đơn điệu của đời sống kinh tế có thể sẽ làm trì hoãn những cuốn tiếp theo của loạt sách này. Nhưng nếu như tác phẩm tổng hợp đầy mạo hiểm này được đón nhận để tác giả có thể tiếp tục công trình không gián đoạn, thì Phần Hai sẽ hoàn thành vào mùa thu 1940, và những cuốn tiếp theo sẽ tuần tự ra mắt cứ 5 năm một cuốn, tùy theo điều kiện sức khỏe. Không có gì làm tôi thấy hạnh phúc hơn là thoát khỏi mọi tác phẩm văn học mà tôi phải đọc vì công trình này. Tôi sẽ tiến hành hoàn tất công trình này càng nhanh càng tốt theo điều kiện cho phép của thời gian và hoàn cảnh, hy vọng rằng một vài người đồng thời với tôi sẽ thích được già đi cùng tôi trong quá trình học hỏi, và một số người trong lớp trẻ hiểu ra được và hưởng thụ được những khối tài sản phong phú trong di sản của mình.

WILL DURANT

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét