Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa - La Quán Trung (Bộ Đầy Đủ 3 Quyển - 240 Hồi)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: La Quán Trung NXB: Thanh niên Hình thức: Bìa Cứng
Giá gốc: 1.399.000 VNĐ
Giá bán: 1.189.150 VNĐ
Tiết kiệm: 209.850 VNĐ (-15%)

>> Sách Văn hóa-Xã hội

>> Sách Chính trị-Lịch sử-Địa Lý

>> Tủ Sách * Tác Giả Nổi Tiếng

- Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Ôi, sử chẳng phải chỉ là ghi chép các thời đại nối nhau, mà vốn muốn soi thịnh suy của đời trước, rọi thiện ác của vua tôi, ghi điều được mất của chính sự, xem vận cát hung của người tài, biết được họa phước của nước nhà, cho đến nóng lạnh, tai dị, khen chê, cho lấy, chẳng có một việc gì mà không dùng bút chép lại, có nghĩa lý ẩn tàng trong đó.

Phu tử của ta vì bắt được con lân mà viết Xuân Thu. Xuân Thu là sử nước Lỗ. Khổng Tử soạn ra, đến nỗi cho một chữ là khen, bỏ một chữ là chê. Nhưng trong một chữ ấy, có thể thấy đạo lý vua tôi, cha con ở đương thời, soi gương cho đời sau, đủ thấy kẻ nào thiện, kẻ nào ác, muốn khuyên nhủ, trừng trị, cảnh báo, răn kính, để chẳng đến nỗi giẫm vào vết xe người trước. Đấy là Khổng Tử lập phép lớn rất công rất chính cho vạn vạn đời, hợp lẽ trời, bàn luận đúng, mà loạn thần tặc tử sợ. Bởi thế nói: “Người hiểu được ta chỉ nhờ Xuân Thu thôi, người bắt tội ta chỉ nhờ Xuân Thu thôi”, đấy cũng là bất đắc dĩ. Mạnh Tử gặp Lương Huệ vương, nói nhân nghĩa mà không nói lợi ích; tâu với vua thời ấy thì ắt khen Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang; đáp lời bề tôi thời ấy thì ắt nói Y, Phó, Chu, Thiệu. Đến Cương mục của Chu Tử cũng là do lẽ đó. Há chỉ là ghi chép việc các đời mà thôi đâu? Nhưng văn trong sử, lẽ vi diệu mà nghĩa sâu kín, không như thế, thì sao có thể soi rọi cho đời sau? Có lời rằng: "Chất phác thẳng văn vẻ là người dân dã, văn vẻ thắng chất phác là nhà chép sử". Như thế thì phép cầm bút của sử gia đối với sự xem đọc của mọi người thì thường khó khăn thay. Sở dĩ dần dần bị bỏ quên không được ngó tới, là do nó khó hiểu với người đời, mà việc của các đời càng lâu thì càng bị thất truyền.

Đời trước thường lấy dã sử làm bình thoại, cho người mù diễn thuyết. Trong đó lời lẽ kém cỏi, sai lệch, còn thua cả lời dân dã. Kẻ sĩ quân tử đa phần chán ghét. Như La Quán Trung ở Đông Nguyên, lấy truyện của Bình Dương Trần Thọ, khảo các quốc sử, từ Hán Linh đế, Trung Bình năm đầu [184], đến việc cuối cùng vào năm Thái Thủy thứ nhất [281] nhà Tấn, để lòng thêm bớt, đặt đầu đề là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa. Văn chẳng sâu quá, lời không tục quá, việc ghi chép thực, cũng gần được như sử. Vốn muốn giúp đọc cho thông suốt, người người đều được biết, cũng giống ý nghĩa của loại thơ được gọi là ca dao ngõ hẻm vậy. Sách làm xong, kẻ sĩ quân tử mà hiếu sự, tranh nhau sao chép, để tiện xem đọc. Thế là thịnh suy trị loạn của ba nước, nhân vật ra làm hay ở ẩn, một khi mở sách, trăm ngàn việc ghi chép đều thông suốt như chứa ở trong lòng rồi. Bên trong ấy cũng không tránh khỏi một hai chỗ sai và những điều chưa đạt, nhưng cúi xuống mà nghĩ, thì chẳng qua muốn cho người xem được ích lợi thôi.

Ta nói rằng: thông được Thi, đọc được Thư, mà chẳng biết cách làm người, có được chăng? Thể lệ đọc sách là: nếu như đọc tới chỗ cổ nhân làm việc trung, thì liền nghĩ chính mình trung hay không trung; làm việc hiếu, thì liền nghĩ chính mình hiếu hay không hiếu. Đến như thiện ác, phải quấy, thảy đều như thế, mới là có ích. Nếu chỉ đọc qua, mà không tự mình gắng sức làm, thì chưa gọi là đọc sách rồi.

Ta thường đọc Tam quốc chí, tìm đến nguồn cơn. Mối nguy là do Trần Phiền, Đậu Vũ lập vua chưa lâu, mà không được thực hiện chí nguyện của mình, cuối cùng bị gian đảng mưu hại, quyền bính ngày một suy, lửa ngày càng cháy dữ. Quân tử bỏ đi, tiểu nhân nương bám, gian đảng thừa dịp. Bấy giờ kỷ cương, pháp độ của nước nhà đã bị hủy hoại tới cùng cực rồi. Ôi! Có thể không đau tiếc sao? Lại thêm Hà Tiến kiến thức nông cạn, đến nỗi Đổng Trác thừa lúc hấn khích mà vào, quyền dời khỏi chúa, lưu độc trong ngoài, tự chuốc diệt vong, là lẽ đương nhiên. Tào Man tuy có mưu đồ xa xôi, mà chí chẳng ở xã tắc, giả trung thần lừa người đời, rốt cuộc là mưu tính cho riêng mình, dầu có được cũng ắt mất. Gian tặc vạn đời, chỉ có thể tránh khỏi bị người khác giết mà thôi, vốn chẳng đáng luận bàn. Cha con Tôn Quyền hổ chiếm Giang Đông, vốn có chí muốn lấy thiên hạ, mà cũng dùng được người, cũng chẳng đáng bàn hơn so với lão Man. Chỉ có Chiêu Liệt là con cháu của nhà Hán, kết nghĩa vườn đào, ba lần tới lều tranh, quân thần hợp ý, giúp thành nghiệp lớn, cũng là lẽ đương nhiên. Những điều trên hết chính là: lòng trung của Khổng Minh, sáng như trời ban ngày, sao buổi tối, xưa nay đều ngưỡng mộ; mà cái nghĩa của Quan, Trương lại còn hơn thế nữa. Sự được mất của họ, rành rành có thể khảo xét, để thơm để thối, làm người hiền hay không hiền, quân tử tiểu nhân, chỉ ở trong khoảng nghĩa và lợi mà thôi. Người quân tử xem diễn nghĩa, đáng nên suy nghĩ.

Hoằng Trị Giáp Dần (1494), trọng xuân (tháng 2âl), ki vọng (ngày 14),

Dung Ngu Tử kính viết.

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
221
Trọng lượng
3,90 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét