Tam Quốc Chí Bình Thoại (Kể Chuyện Tam Quốc)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Khuyết Danh NXB: Thanh niên Hình thức: Bìa Mềm Tay Gấp
Giá gốc: 189.000 VNĐ
Giá bán: 160.650 VNĐ
Tiết kiệm: 28.350 VNĐ (-15%)

>> Sách Văn hóa-Xã hội

>> Sách Chính trị-Lịch sử-Địa Lý

>> Tủ Sách * Tác Giả Nổi Tiếng

- Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Tân toàn tướng Tam quốc chí bình thoại (Bình thoại về Tam quốc chí, bản tranh minh họa đầy đủ, bộ mới) là tác phẩm viết về đề tài Tam quốc được khắc in vào niên hiệu Chí Trị (1321-1323) thời Nguyên Anh Tông, trước khi La Quán Trung cho ra đời bộ tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa.

Sách không chia thành chương hồi mà chia thành ba quyển: thượng, trung, hạ. Nội dung văn bản chia làm hai phần: phần trên là ảnh minh họa và phần dưới là văn bản bình thoại. Câu chuyện bắt đầu từ thời kỳ Quang Vũ đế Lưu Tú sáng lập ra nhà Đông Hán và kết thúc bằng sự kiện Lưu Uyên tiêu diệt nhà Tấn, lập ra nhà Hậu Hán.

Tân toàn tướng Tam quốc chí bình thoại nằm trong một loạt bản in năm bình thoại giảng sử về các thời kỳ lịch sử khác nhau. Các nhà nghiên cứu đến nay vẫn còn nhiều ý kiến về bản chất của khái niệm “bình thoại”. Mặc dù có sự giải thích chi tiết khác nhau, nhưng Trương Chính Lương và G. Kramp cũng như Ja Prushek đều quan niệm “bình thoại” (chữ "bình" nghĩa là bàn luận) là lời bàn, giải thích cho những câu chuyện được thể hiện bằng thơ (vịnh thi) hoặc bằng các bức tranh. Tuy nhiên, dựa vào tiêu đề của Tam quốc chí bình thoại (chữ “bình” nghĩa là bằng phẳng), nhà nghiên cứu B. L. Riftin cho rằng bình thoại là hình thức kể chuyện chủ yếu bằng văn xuôi, lời nói thông tục thường ngày, phân biệt với loại hình kể chuyện nặng về chất thơ vốn ra đời sớm hơn. Đây có lẽ là cách giải thích xác đáng nhất.

Văn phong bình thoại cũng mang đậm chất kể chuyện miệng. Ít ra nguồn văn liệu để tác giả viết nên Tam quốc chí bình thoại cũng dựa vào những câu chuyện kể bằng miệng của tác giả dân gian. Mặc dù vậy, Tam quốc chí bình thoại đang trong thời kỳ quá độ sang loại hình văn học viết dành cho độc giả bình dân. Bằng cách hệ thống lại các câu chuyện về đề tài Tam quốc và làm phong phú hơn bằng tranh minh họa, bản thân Tam quốc chí bình thoại đã phục vụ nhu cầu đọc của độc giả bình dân.

Tam quốc chí bình thoại bản lưu hành hiện nay vốn được tàng trữ trong văn khố Nội các Nhật Bản. Tam quốc chí cố [sự] thì được lưu trữ tại thư viện Đại học Tenri (Thiên Lý đồ thư quán). Mặc dù bản in Tam quốc chí cố [sự] có niên đại xưa hơn, nhưng bản thân bản in này đã bị hư hại rất nhiều về mặt văn tự, tranh minh họa cũng như có nhiều trang bị rách mất. So với Tam quốc chí cố [sự], tình trạng văn bản của Tam quốc chí bình thoại là hoàn hảo cả về mặt văn bản lẫn tranh minh họa. Vì vậy, trong lần xuất bản này, chúng tôi chọn Tân toàn tướng Tam quốc chí bình thoại làm bản trục để tiến hành phiên dịch, có tham khảo thêm Tân toàn tướng Tam quốc chí cố [sự] và bản dịch tiếng Anh Records of the Three Kingdoms in Plain Language của Wilt L. Idema và Stephen H. West ở những chỗ cần thiết. Về phần tranh minh họa ở đầu trang, chúng tôi chọn đăng toàn bộ số tranh gốc của Tam quốc chí bình thoại. Riêng các tranh minh họa của Tam quốc chí cố [sự] vì không còn trọn bộ và chất lượng bản in không còn hoàn hảo, nên sẽ không được chọn đăng.

Tam quốc chí bình thoại là tập đại thành các truyện kể dân gian về đề tài Tam quốc thời Nam Tống. Do đó, giữa lời kể bình thoại và sự thực lịch sử cũng có một khoảng cách nhất định. Nếu như gọi Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là tiểu thuyết bảy thực ba hư thì Tam quốc chí bình thoại là tác phẩm với ba phần thực bảy phần hư. Tình trạng quá độ từ lời kể chuyện miệng sang văn bản văn học viết cũng khiến Tam quốc chí bình thoại chưa được trau chuốt về mặt ngôn từ cũng như cách thể hiện chi tiết. Lỗ Tấn từng đánh giá tác phẩm này là “lời không đạt ý, chỉ cho cốt đủ những điều đại cương mà thôi”. Mặc dù vậy, Tam quốc chí bình thoại vẫn là một tác phẩm quan trọng trong tiến trình kể chuyện Tam quốc, và là một trong hai nguồn chính giúp hình thành nên bộ tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa. Đọc Tam quốc chí bình thoại trong tư thế đối sánh với Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và Tam quốc chí của Trần Thọ giúp ta hiểu hơn quá trình sáng tác của La Quán Trung và con đường hình thành các giai thoại Tam quốc nổi tiếng nhất mà ngày nay ta được biết. Trong quá trình chuyển ngữ tác phẩm này, chúng tôi cố gắng truyền đạt một cách trung thành nhất cách dùng từ thô mộc, cũng như các thủ pháp trùng lặp mà tác giả bình thoại đã sử dụng, nhằm truyền tải tốt nhất không chỉ tinh thần của tác phẩm mà bao gồm cả những hạn chế về mặt tự sự của nó. Riêng những đoạn lời văn tối nghĩa và cần phải bổ sung thêm từ để cho thông mạch văn, chúng tôi sẽ đặt các từ đó vào trong ngoặc vuông.

Dịch giả Trần Hoàng Vũ

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
312
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
146
Trọng lượng
550 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét