Combo 4Q Sách Huế: Từ Museé Khai-Dinh Đến Bảo Tàng Cổ Vật Huế + Kiểu Huế + Bảo Tàng Khải Định + Huế Đẹp Như Tranh

Combo 4Q Sách Huế: Từ Museé Khai-Dinh Đến Bảo Tàng Cổ Vật Huế + Kiểu Huế + Bảo Tàng Khải Định + Huế Đẹp Như Tranh

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Nhiều Tác Giả NXB: Thế Giới Hình thức: Bìa Cứng Có Áo
Giá gốc: 2.739.000 VNĐ
Giá bán: 2.216.002 VNĐ
Tiết kiệm: 522.998 VNĐ (-19%)

順 海 歸 帆

海 不 揚 波 夕 照 光

圓 城 傑 閣 眺 重 洋

席 飄 好 接 爭 花 蝶

舟 駛 欣 看 擇 木 鸛

錦 纜 飛 虹 拋 漢 表

牙 檣 比 櫛 逐 滄 浪

扣 舷 欸 乃 聲 聲 起

都 是 時 調 幾 勝 章

THUẬN HẢI QUY PHÀM

Hải bất dương ba tịch chiếu quang,

Viên thành kiệt các điểu trùng dương.

Tịch phiêu hiếu tiếp tranh hoa điệp,

Chu sử hân khan trạch mộc sương.

Cẩm lãm phi hồng phao hán biểu,

Nha tường tỷ trất trục thương lang

Khấu huyền “Ải nãi” thanh thanh khởi,

Đô thị thời điều kỷ thắng chương.

THUYỀN VỀ CỬA BIỂN THUẬN AN

Biển, không gợn sóng, lộng lẫy trong ánh hoàng hôn yếu ớt.

Trên bờ, đồn lũy quây quần và đình đài nghỉ hè,uy nghi, trấn giữ Đại dương.

Những cánh buồm nối tiếp nhau, cánh nọ liền sau cánh kia, tựa hồ những cánh bướm vờn nhau trên hoa,

Và những con thuyền hướng về bờ, giống như những chú chim đang kiếm tìm cây đậu.

Những sợi thừng chão tựa hồ các dải cầu vồng lơ lửng trong bầu không,

Và, giống những chiếc răng lược, cột buồm cột nọ nối cột kia lần lượt diễu qua trên mặt nước trải mênh mang.

Ta nghe thấy những tay chèo cất tiếng hát khi đến lượt mình, đồng thời gõ vào mạn thuyền,

Và hết thảy bài hát đều ngợi ca sự thịnh vượng và nền thái hòa đang ngự trị trong vương quốc.

CẢNG THUẬN AN

Cập cảng đoàn thuyền gấp cánh buồm

Biển chiều phản chiếu ánh hoàng hôn

Pháo đài, biệt thự, canh trời biển

Chen chúc như hoa cánh bướm vờn

Thẳng bến như chim đến đậu cành

Dây buồm vòng lẹm vắt trời xanh

Cột buồm lổng chổng như răng lược

Tiếng hát thuyền nhân chúc thịnh, khang.

(Thơ Thiệu Trị Hoàng Đế - Bản dịch thơ của Hồ Đắc Hàm - Trích Huế Đẹp Như Tranh tr.67)

=========

>> Tủ Sách Văn Hoá Và Xã Hội

>> Tủ Sách Phong Tục Tập Quán

>> Tủ Sách * Tác Giả Nổi Tiếng

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỐ ĐÔ HUẾ

Năm 1306, Công chúa Huyền Trân về làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai châu Ô và Rí làm sính lễ. Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp thu vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Việc gom hai châu này làm một dưới cái tên phủ Thuận Hóa (chữ Hán: 順化) được thực hiện dưới thời nội thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, Thuận Hóa là một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã cắt huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17-18) là vùng đất trải dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân.

Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại quân Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi Dinh làm Phủ.

Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân (富春), thuộc huyện Hương Trà và năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt Phủ mới. Đến khi Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh vào năm 1774.

Trong thời kỳ nhà Tây Sơn, Phú Xuân là đất phong của Nguyễn Huệ khi ông còn là Bắc Bình Vương. Từ trước khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Huệ đã định dời đô ra Lam Thành, Yên Trường nhưng mà ông cũng đều không thành. Ở năm 1788, Sau khi chính thức lên ngôi Hoàng đế, ông vẫn chọn Phú Xuân là kinh đô của nhà Tây Sơn. Song vì hoàn cảnh chiến tranh, Quang Trung phải lo đối phó cả hai phía bắc (nhà Thanh) và nam (Nguyễn Ánh), nên ông có ý định chọn tỉnh Nghệ An làm nơi đóng đô vì đây là trung tâm giữa hai đường ra vào, gọi là Phượng Hoàng trung đô. Tuy nhiên thành mơi đang xây dang dở thì vua Quang Trung qua đời, hành cung chưa kịp đổi tên thành cung điện, vua kế vị là Nguyễn Quang Toản vẫn tiếp tục ở lại thành Phú Xuân, không xây dựng Phượng Hoàng trung đô nữa.

Sau khi Hoàng đế Quang Trung mất, thế lực của nhà Tây Sơn suy yếu dần, vua Cảnh Thịnh lên ngôi vẫn còn nhỏ tuổi, nhân cơ hội này, năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Nguyễn và vẫn chọn Huế làm kinh đô cho triều đại mới vì nhiều lý do: về mặt lịch sử khi trước đó 9 đời chúa Nguyễn đã chọn đất Phú Xuân làm kinh đô, về địa thế Huế nằm ở trung tâm lãnh thổ Việt Nam thống nhất khi ấy, cũng như về chính trị khi ông lo ngại dân chúng phía Bắc còn thương tiếc triều Lê.

Tuy nhiên, kinh đô này cũng bộc lộ ba điểm yếu quan trọng:

- Thứ nhất là khung cảnh tự nhiên chật hẹp và vị trí địa lý bị cô lập. Huế nằm ở trung tâm của một dải đồng bằng nhỏ hẹp và ít dân, rất khó để huy động một nguồn lực lớn để phản ứng với tình thế khẩn cấp ở nơi khác. Nơi này lệ thuộc về lương thực, thuế khóa của các vùng khác chuyển tới, minh chứng là khi Tây Sơn chiếm được Quy Nhơn và cắt đôi Đàng Trong, Huế đã rơi vào cuộc khủng hoảng lương thực.

- Thứ hai, Huế nằm ở xa cả 2 trung tâm kinh tế, quân sự của Việt Nam là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Riêng việc vận tải lúa gạo, lương thực, quân lính, tiền đúc… hàng năm giữa Gia Định - Huế - Hà Nội đã là một gánh nặng khổng lồ so với nhân lực thời bấy giờ.

- Thứ ba, Huế không phải là nơi có thể phòng thủ tốt. Nơi đây quá gần bờ biển, không thể phòng thủ nếu như cửa Thuận An bị hải quân địch cô lập (như Pháp sẽ làm vào năm 1883)

Một số vua triều Nguyễn ý thức phần nào về bất lợi trong vị trí địa lý của Huế, tuy nhiên triều đình không có lựa chọn nào khác tối ưu hơn.

Khi chọn Huế làm kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng dạng kinh đô có tính phòng thủ: xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương như Kinh Thành cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành, các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông Hương, sông Hộ Thành và cửa biển Thuận An. Các công trình trên được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Huế, kết hợp với kiểu mẫu bố trí từ Trung Quốc và kỹ thuật quân sự, xây tường thành theo lối Vauban từ các nước phương Tây đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc địa lý phong thủy phương Đông. Việc xây dựng này kéo dài suốt từ triều Gia Long tới triều vua Minh Mạng, từ 1802 tới tận 1917 với một loạt các công trình phục vụ cho công việc triều đình, sinh hoạt, tín ngưỡng giải trí của vua quan như: Lục Bộ Đường, Nội Các, Thái Y Viện, Đô Sát Viện, Khâm Thiên Giám, Thái Miếu, Hưng Miếu, điện Phụng Tiên... Ngoài kinh thành còn có các công trình phục vụ giáo dục như Văn Miếu, Võ Miếu, Quốc Tử Giám, Trường Thi...; ngoại giao như Thượng Bạc Viện và giải trí như Hổ Quyền. Cũng trong khoảng thời gian này, Huế đã tự hình thành cho mình một phong cách xây dựng lăng tẩm riêng theo phong cách triết học có sự chi phối của phong thủy địa lý, kết hợp phong cách nhà vườn Huế với phong cách cung đình Huế như ở các khu lăng tẩm tiêu biểu của vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức và Đồng Khánh. Ngoài các công trình trên, giai đoạn này cũng là giai đoạn nhiều chùa quán, đền miếu được xây dựng trùng tu với bốn ngôi quốc tự Thiên Mụ, Giác Hoàng, Diệu Đế, Thánh Duyên và quốc quán Linh Hựu cùng với nhiều chùa chiến đền miếu nhỏ khác. Việc này đã hình thành thiền kinh của Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ 19. Cũng với sự có mặt của hoàng gia, giai đoạn này hàng loạt các công trình phủ đệ được xây dựng mà lúc đỉnh cao có đến 85 phủ.

Từ năm 1917, nhiều công trình dân sự mang phong cách kiến trúc châu Âu vào Huế. Tiền đề của việc này đã có từ năm 1884, khi triều đình ký hiệp ước Patenôtre mở đường cho người Pháp xây dựng các công trình mang kiến trúc châu Âu ở trấn Bình Đài và lân cận: tòa Khâm Sứ Trung Kỳ ở bờ nam sông Hương được xây dựng và một loạt các công trình: dinh Công Sứ, nhà Dây Thép, nhà Đoan, nhà Đèn.. cùng với sự xuất hiện của khu phố Tây (quartier Européen) đã khiến cho các trại binh nhà Nguyễn ở nam sông Hương bị xóa sổ và dạng kiến trúc dân sự châu Âu xuất hiện ở Huế. Đến năm 1916, khi vị vua chống Pháp là Duy Tân bị bắt và đày đi đảo La Réunion và lập Khải Định lên ngôi, phong cách kiến trúc châu Âu bắt đầu chính thức xâm nhập mạnh mẽ vào Huế kể cả các công trình đền đài cung điện. Vua Khải Định bắt đầu cho xây dựng, cải tạo hàng loạt công trình với phong cách kiến trúc mới, vật liệu mới phi truyền thống mà tiêu biểu là xây mộ vua Đồng Khánh năm 1917, cải tạo nâng cấp khu vực Hoàng Thành (1921-1923), xây An Định Cung và tiêu biểu nhất là Ứng Lăng với phong cách châu Âu kết hợp với lý số phong thủy phương Đông, trang trí theo Nho giáo. Người kế vị vua Khải Định là Bảo Đại cũng cải tạo một loạt các công trình trong Hoàng Thành theo phong cách Âu hóa tạo một diện mạo kiến trúc mới cho quần thể các di tích ở Kinh đô Huế.

(Theo Wikipedia)

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét