Combo 2Q: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong - Lịch Sử Phật Giáo Đàng Ngoài

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Nguyễn Hiền Đức NXB: Tôn giáo Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 600.000 VNĐ

Việc tịch thu và thiêu hủy kinh sách của nhà Minh ở Việt Nam và các cuộc nội chiến đã làm thất lạc và hủy hoại hầu hết kinh sử Việt Nam. Điều này giải thích cho việc “mất tích” của phái thiền Trúc Lâm. Phái thiền Trúc Lâm nổi tiếng với Thượng Sĩ Tuệ Trung, Điều Ngự Giác Hoàng, Pháp Loa, Huyền Quang và chấm dứt ở đó. Đến mãi thế kỷ 17 mới xuất hiện một thiền sư nỗi tiếng của phái thiền Trúc Lâm là Minh Châu – Hương Hải. Như vậy trong thời gian đó (thế kỷ 15 – 16 – 17) phái thiền Trúc Lâm là còn truyền thừa, nhưng các thiền sư đó pháp danh là gì, hành trạng và truyền thừa như thế nào ? Từ sau đó, nhiều người tưởng là Phật Giáo Việt Nam đã suy thoái, vì chỉ tìm thấy một số ít thiền sư nổi tiếng như Chân Nguyên, Toàn Nhựt ... Nhưng thực ra vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Phật giáo rất hưng thịnh ở cả đàng trong và đàng ngoài với nhiều thiền sư nổi tiếng như:

  • Đàng trong: Nguyên Thiều – Siêu Bạch, Pháp Hàm – Giác Phong, Minh Hoằng – Tử Dung, Minh Giác – Kỳ Phương, Minh Vật – Nhứt Tri, Thiệt Vinh – Bửu Hạnh, Thiệt Diệu – Liễu Quán, Tế An – Lưu Quang, Tế Hiền – Bửu Dương, Tế Nhân – Hữu Bùi, Thiệt Địa – Pháp Ấn, Phật Ấn, Thiệt Kiến – Liễu Triệt, Pháp Chuyên – Luật Truyền, Toàn Nhựt, Hoà thượng Sơn Nhân (Giác Ngộ), Ong núi (Tánh Ban – Thiện Trì)... và các Tổ sư này còn truyền thừa liên tục cho đến ngày nay. Ngoài ra còn có một số cư sĩ nổi danh như: Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Hào, Ngô Thế Lân, Hưng Long, Hiệp Đức...

  • Đàng ngoài: Như Nguyệt, Như Đức, Như Trí, Như Chúc, Như Sơn, Tánh Tuyền, Thông Giác, Thông Diễn, Thanh Đàm, Thanh Nguyên, Hải Thanh, Hoà thượng Phước Điền... Các cư sĩ Nguyễn Đăng Cảo, Nguyễn Đăng Đạo, Chuyết Sơn (Ninh Tốn), Nguyễn Gia Thiều, Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích... và nhất là Viên Văn – Chuyết Chuyết, Minh Hành – Tại Tại, Minh Châu – Hương Hải, Minh Lương – Nguyệt An, Chân Nguyên – Chánh Giác, Như Trừng – Lân Giác (Thượng sĩ Cửu Sinh).

Phật giáo truyền vào Việt Nam gần 2.000 năm như thế, những sách viết về “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” viết bằng chữ Quốc ngữ chỉ có mấy quyển: Thượng tọa Mật Thể dựa vào tài liệu của Thúc Ngọc – Trần Văn Giáp và viết tiếp thêm thành sách “Việt Nam Phật giáo sử lược” (không đầy 250 trang); năm 1973, Nguyễn Lang xuất bản quyển “Việt Nam Phật giáo sử luận” tập 1 (khoảng 500 trang); năm 1974 Nguyễn Lang công bố tập 2 (gần 400 trang); năm 1974 Vân Thanh xuất bản sách “Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam” (560 trang); năm 1988, Nguyễn Tài Thư và một nhóm tác giả của Viện Triết học đã viết quyển “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”. Trong sách này, Nguyễn Tài Thư viết lời tựa có đoạn như sau: “Kế thừa thành tựu của những người đi trước, vận dụng kết quả của các khoa học hiện đại, chúng tôi cố gắng viết cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam với tài liệu phong phú hơn, có sức thuyết phục hơn và thời gian đề cập cũng dài hơn (từ du nhập đến giữa thế kỷ 20) so với bất cứ cuốn Phật giáo sử nào của Việt Nam trước đây”. Nhưng quyểnn sách này chỉ có 478 trang và có nhiều ý kiến khác nhau xét về cuốn sách. Viện nghiên cứu Phật giáo có Ban Lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng đang biên soạn sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”. Có lẽ vì chưa có quyển: Lịch sử Phật giáo Việt Nam nào hoàn chỉnh nên nhiều người nghĩ rằng: Phật giáo Việt Nam chẳng có gì đáng kể.

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

>> Sách Xưa

>> Sách Tuyển Chọn

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 

Mô tả sản phẩm

Bộ sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” bắt đầu được biên soạn từ năm 1979, sau nhiều năm nghiên cứu tài liệu, đi đến các chùa cổ, các di tích lịch sử trong khắp cả nước, bản thảo bộ sách hoàn thành bước đầu vào năm 1992, gồm tám quyển với hơn 5.000 trang:

1. Lịch sử Phật giáo Việt Nam (từ thời Du nhập đến đời Lý).

2. Lịch sử Phật giáo Việt Nam: thời Nhà Trần (1225-1400).

3. Lịch sử Phật giáo Việt Nam: thời Nhà Hồ - Hậu Lê - Mạc.

4. Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài (1593-1802).

5. Lịch sử Phật giáo Đàng Trong (1558-1802).

6. Lịch sử Phật giáo Việt Nam: thời Nhà Nguyễn (1802-1945).

7. Lịch sử Phật giáo Việt Nam: thời hiện đại (1945-1992).

8. Lịch sử Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương.

Năm 1993, bắt đầu xin phép xuất bản quyển “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong”. Sau nhiều trở ngại, khó khăn, đến đầu năm 1995, sách mới được xuất bản ...

Đến năm 1999, Nhà Xuất bản Tôn giáo trực thuộc Ban Tôn giáo của Chính phủ được thành lập, bộ Lịch Sử Phật giáo Việt Nam lại được xuất bản tiếp, với quyển “Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài (1593 - 1802). Nhưng rồi lại bị trở ngại ... Năm 2005, Nhà Xuất bản Tôn giáo lại chấp thuận cho phép xuất bản sách này, nhưng lại gặp khó khăn ...

Đến nay (năm 2009), Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay và Nhà Xuất bản Phương Đông liên kết để xuất bản Bộ sách Lịch sử Phật giáo Việt Nam trở lại, bắt đầu là quyển Lịch sử Phật giáo Đàng Ngòai (1593 – 1802), tiếp theo là tái bản quyển Lịch sử Phật giáo Đàng Trong (1558 – 1802) với nhiều đính chính và bổ sung thêm gần trăm trang; sau đó sẽ in tiếp các quyển:

1/ Lịch sử Phật giáo Việt Nam (từ thời Du nhập đến đời Lý);

2/ Lịch sử Phật giáo Việt Nam thời Nhà Trần (1225-1400);

3/ Lịch sử Phật giáo Việt Nam thời Nhà Hồ - Lê - Mạc (1400-1592);

4/ Lịch sử Phật giáo Việt Nam thời Nhà Nguyễn (1802-1945);

5/ Lịch sử Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương

Nhân đây, chúng tôi trân trọng chân thành tri ân sự giúp đỡ của Hòa thượng Thích Trí Quảng (Viện Trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam), Đại đức Thích Nhật Từ (Chủ nhiệm Tủ sách Đạo Phật Ngày nay), Nhà Xuất bản Phương Đông.

Chúng tôi cũng không quên ơn các bậc tiền bối về lịch sử Phật giáo Việt Nam: Ông Trần Văn Giáp, Thượng tọa Mật Thể, …; và một số tác giả của các sách mà chúng tôi tham khảo, trích dẫn trong sách này (Tiến sĩ Lê Mạnh Thát, Hòa thượng Thích Thanh Từ, ...).

Ngoài ra, nhờ sự hỗ trợ của Đạo hữu Chánh Đức và các Thân hữu, quyển sách này được đưa lên Trang Nhà của Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay và Học Viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chúng tôi chân thành cảm tạ sự giúp đỡ nhiệt tình của các vị trụ trì các chùa khắp trong nước mà chúng tôi đã đến nghiên cứu ...

Mặc dù đã cố gắng hết sức mình và cẩn trọng tối đa trong việc nghiên cứu và biên soạn, nhưng quyển sách này khó có thể tránh được những thiếu sót hoặc lầm lẫn do hạn chế nhiều mặt của tác giả, cũng như vì tài liệu về lịch sử Phật giáo Việt Nam vốn đã ít, lại chưa được sưu tập đầy đủ... Ngoài ra, việc xuất bản gặp nhiều nghịch duyên, khó khăn, cản trở chưa được thuận lợi như ý.

Vì vậy, kính mong các bậc tiền bối, thiện tri thức và các học giả niệm thứ và giúp thêm ý kiến, cung cấp tài liệu để biên soạn lại hoàn hảo hơn trong kỳ tái bản.

Hy vọng qua quyển “Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài” này, cũng như quyển “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong”, độc giả có được những nhận định mới tốt đẹp hơn và thấy được những tinh hoa của Phật giáo Việt Nam, những công đức thâm sâu và những huyền bí mầu nhiệm bất khả tư nghì của Chư Tổ sư và chư Thiền đức… từ đó, chúng ta cùng góp sức khôi phục lại giá trị chân thực, sự phong phú và sự huyền nhiệm thâm sâu của Phật giáo Việt Nam vốn đã bị mai một và mờ nhạt trong nhiều thế kỷ qua. Đồng thời, cũng hy vọng là trong thế kỷ XXI, Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo nói chung được phục hưng và phát triển rực rỡ như thời Lý - Trần, góp phần trong việc giáo hóa chúng sinh đem lại thanh bình, thanh tịnh và an lạc cho đất nước, cho thế giới và cõi Ta bà giả tạm này./.

Tóc Tiên, ngày Rằm tháng Mười năm Kỷ Sửu (2009)

NGUYỄN HIỀN ĐỨC

Thông tin thêm

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Kích thước
17 x 25 cm
Lượt xem
229
Trọng lượng
3,00 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét