Toàn Tập Trần Thái Tông - Lê Mạnh Thát

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Lê Mạnh Thát NXB: Tổng Hợp TP.HCM Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 200.000 VNĐ

Toàn tập Trần Thái Tông, như vậy, sẽ gồm hai phần. Phần đầu giới thiệu tổng quát về sự nghiệp võ công và văn trị của nhà vua qua chín chương nghiên cứu từng vấn đề, từ dòng dõi, tuổi trẻ cho đến tư tưởng và vị trí văn học của vua Trần Thái Tông. Phần hai công bố các tác phẩm văn học từ Khóa hư lục cùng những thơ văn xuất hiện trong các nguồn tư liệu khác, nhằm giúp cho những ai quan tâm đến việc nghiên cứu nhiều mặt về lịch sử Việt Nam nói chung và bản thân vua Trần Thái Tông nói riêng. Cũng để nhằm cung cấp tư liệu, ngoài phần dịch tiếng Việt ra, chúng tôi cho công bố các bản nguồn chữ Hán, với mục đích tham khảo và kiểm soát. Trong khi in lại này, chúng tôi chọn những bản đầy đủ và xưa nhất hiện có.

Trong việc sưu tầm và nghiên cứu các tác phẩm của vua Trần Thái Tông, chúng tôi có sự giúp đỡ của nhiều thiện tri thức, đặc biệt là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã cung cấp cho chúng tôi bản Thánh đăng ngữ lục in thời Tự Đức và đại đức Thích Hạnh Tuấn đã gửi cho tác phẩm The Fomation of Ch'an Ideology in China and Korea, The Vajrasamadhi-sùtra, A Buddhist Apocryphon của Buswell. Cho phép chúng tôi chân thành gửi lời cảm ơn.

Mùa Đông năm Quý Mùi,

Lê Mạnh Thát

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 

Mô tả sản phẩm

Vua Trần Thái Tông là người đã khai sáng ra một triều đại oanh liệt của dân tộc, một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự tài ba của đất nước. Điều này, qua mấy trăm năm lịch sử đã khẳng định. Không những thế, vua Trần Thái Tông còn là một nhà văn, nhà thơ, có những đóng góp to lớn cho lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam. Có thể nói, nhà vua là một trong những tác gia đầu tiên của văn học Việt Nam, mà tác phẩm đã được bảo lưu tương đối nhiều, giúp cho những ai quan tâm đến lịch sử dân tộc có điều kiện đọc và tìm hiểu.

Có lẽ do đánh giá như thế, mà trong gần 800 năm qua, tác phẩm của vua Trần Thái Tông đã được sưu tầm, nghiên cứu và học tập, thậm chí được nâng lên hàng kinh điển. Một số thư tịch vào thế kỷ thứ 19 đã không gọi Khóa hư lục, mà gọi là Khóa hư kinh, thể hiện niềm kính trọng của nhân dân ta đối với tác phẩm này. Thế là, ngay từ thời vua còn sống, hay sau khi mất không lâu, một số tác phẩm đã được tập hợp lại. Nhờ vậy, chúng ta còn có sở hữu được nó ngày hôm nay. Song, qua quá trình truyền bản, việc thất thoát chắc đã xảy ra, mà ngày nay ta còn tìm thấy một số dấu hiệu.

Quá trình sưu tập đã diễn ra tương đối sớm. Tối thiểu ta biết vào đầu thế kỷ 17, hai truyền bản khác nhau về Khóa hư lục đã xuất hiện, đó là truyền bản của Huệ Duyên và Tuệ Hiền. Chính nhờ truyền bản của Tuệ Hiền, mà một loạt các tác phẩm của vua Trần Thái Tông đã được bảo lưu, như Giới sát sinh văn, Giới thâu đạo, Giới sắc văn, Giới vọng ngữ văn, Giới tửu văn, Giới định tuệ luận, Thụ giới luận, Niệm Phật luận, Tọa thiền luận, Tuệ giáo giám luận, Thiền tông chỉ nam tự, Kim cang tam muội kinh tự, Lục thời sám hối khoa nghi tự, Bình đẳng lễ sám văn tự, Phổ thuyết hướng thượng nhất lộ, Ngữ lục vấn đáp môn hạ, Niêm tụng kệ (gồm cả thảy 43 bài).

Dẫu thế, Khoá hư lục tự bản thân là một tập hợp các tác phẩm viết về chủ đề Phật giáo của vua Trần Thái Tông. Những tác phẩm thuộc về những chủ đề khác như chính trị, thi ca, v.v... đã không được tập hợp. Do vậy, để việc nghiên cứu vị trí của vua Trần Thái Tông trong lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam được tiến hành một cách thuận lợi, yêu cầu sưu tầm lại toàn bộ các tác phẩm của vua Trần Thái Tông nằm ở các nguồn tư liệu khác phải được thực hiện. Toàn tập Trần Thái Tông ra đời là nhằm đáp ứng yêu cầu vừa nêu.

Số tác phẩm mới mà chúng tôi đưa vào trong Toàn tập này không nhiều, chỉ gồm hai bài thơ có trong Việt âm thi tập và một bài biểu gửi cho vua Lý Tông của nhà Tống ở Trung Quốc. Hai bài thơ đã được in chỗ này chỗ kia trong các tác phẩm thế kỷ 20, như cuốn Việt Nam Phật giáo sử lược của Mật Thể (1944), Thơ văn Lý Trần của Viện Văn học (1989). Riêng bài biểu do Lê Sực ghi lại trong An Nam chí lược thì chưa được bất cứ một tác phẩm nào trích ra và công bố. Cho nên, Toàn tập Trần Thái Tông lần này bao gồm cả bài biểu vừa nêu.

Vạn Hạnh

Mùa đông năm Quý Mùi – 2003

Lê Mạnh Thát

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
648
Kích thước
14.5 x 20.5 cm
Lượt xem
391
Trọng lượng
950 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét