5000 Hoành Phi Câu Đối Hán Nôm

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Năm 2002, bộ sách 3000 hoành phi câu đối Hán Nôm do chúng tôi biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản, được đông đảo độc giả, nhất là những độc giả cao tuổi hoan nghênh, góp nhiều ý kiến quý báu và đề nghị bổ sung. Hội đồng biên soạn đã dành nhiều thời gian, sức lực để thực hiện đề nghị ấy. Nay sách đã biên soạn xong, chúng tôi tham cứu lời tựa của bộ 3000 hoành phi câu đối Hán Nôm và bổ sung thêm một số ý cần thiết để gửi đến bạn đọc những thông tin mới.

Hoành phi vốn là bức thư họa (tranh chữ), có khi còn gọi là Hoành, là Biển; hoặc gọi là Biển ngạch, Bài biển; dùng để treo phía trên bình phong trong phòng sách, hoặc treo ở nhà mát trong vườn hoa... Về sau, Hoành phi được dùng rộng rãi hơn.

Ở ta, hoành phi có thư họa, có treo để thờ. Hoành phi thư họa tự viết hoặc xin chữ người khác, để vừa thưởng thức chữ vừa tự nhắc nhở mình về một tín niệm gì đó. Loại hoành phi này thường treo hoặc dán ở phòng khách, phòng sách, phòng ở. Đại thể thường viết là: Tích thụ kim hoa, Xuân hòa cảnh lệ, Xuân phong mặc vận, Xuân thị ngã, Lan thất hương, Thụ đức, Chính tâm v.v... Nhưng trong thực tế, phần lớn các gia đình bút nghiên thường nghèo, nhà chật, không có phòng riêng rộng, vì vậy người ta không chơi hoành phi nữa mà chơi đại tự; chữ treo, dán chỉ một chữ, thường là chữ hòa, chữ tâm, chữ nhẫn, chữ đức v.v... Nhưng hoành phi ở ta chủ yếu là để treo ở những nơi thờ cúng như ở nhà thờ họ; ở đình, chùa, đền, miếu, quán...

Ở nhà thờ họ: Thường họ để trước, sau là chữ từ đường, hoặc tộc từ đường. Ví dụ:

Nguyễn từ đường

Nguyễn tộc từ đường

Nếu có sự tích thì thêm hoành phi khác, như:

Quang khuê tảo

Hoành phi ở đình: Thường là tên đình; tiếp đến là:

Thánh cung van tuế

Uy mạc trắc

Đức nan danh

Hoành phi ở chùa: Thường là tên chùa; tiếp đến là:

Từ vân biến phú

Hoằng khai phật đạo

Vạn pháp quy tâm

Hoành phi ở đền: Thường là tên đền; tiếp đến là:

Thượng đẳng linh từ

Phối thiên kỳ trạch

Cao sơn cảnh hành

Hoành phi ở miếu: Giống hoành phi ở đền; nhưng ở Văn miếu, Võ miếu, Y miếu thì có khác; đặc biệt, ở miếu thờ Mẫu thì thường là:

Khôn nghi tại

Mẫu nghi thiên hạ

Thiên hạ mẫu

Mai hoa cung quảng

Hoành phi thờ Tổ các nghề cũng có nét riêng:

Nam giao hoc tổ

Viên nhi thần

Viên cơ hoạt pháp

Hoành phi ở quán: Quán ở đây là quán Đạo. Quán Đạo ở ta nay còn một số quán như Bích Câu quán, Chân Vũ quán, Huyền Thiên quán, Đồng Thiên quán, Đế Thích quán v.v... Hoành phi thường thấy là:

Thiên thượng xưng thần

Phần kinh tại hội

Nếu mở rộng khái niệm hoành phi, chúng ta còn có thể lưu ý đến cả những chữ đề ở cổng làng. Chữ đề ở cổng làng thường là:

Như kiến đại tân (Như gặp khách quý)

Tân chí như quy (Khách đến như về nhà)

Lai giả viễn (Vui như đón bạn ở xa đến)

Cổng làng và chữ đề ở cổng làng cũng là một trong những đặc sắc văn hóa dân tộc ta.

v.v…

Nội dung của hoành phi là nghiêm túc, dù hoành phi để ở nhà thờ hay hoành phi để ở nhà riêng cũng vậy. Thế nhưng dần dần, hoành phi cũng trở thành sinh hoạt văn hóa bình thường trong dân gian và cũng có chuyện vui.

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét