Phật Giáo Bản Chất Và Sự Phát Triển

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Edward Conze NXB: Phương Đông Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 120.000 VNĐ

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Tủ sách Triết học

>> Dây cẩm thạch & mã não

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 

Mô tả sản phẩm

Phật giáo là một hình thức tâm linh phương Đông. Giáo lý Phật giáo, trên cơ bản, thường được đồng hóa với những lời dạy khác trên khắp thế giới, những giáo lý có thể được xem là “thần bí”. Phật giáo là một phần di sản trí tuệ chung của nhân loại, nhờ đó loài người đã thành công trong sự nghiệp chinh phục thế giới này, cũng nhờ đó con người đã đạt đến sự sống bất tử, hoặc cuộc sống bất diệt.

Trong vòng hai thế kỷ qua, sự quan tâm về vấn đề tâm linh tại Châu Âu đã bị đẩy vào hậu trường để nhường cho mối quan tâm về các vấn đề kinh tế và xã hội. Từ “tâm linh” ngày nay có vẻ như mơ hồ. Thật vậy, từ này rất khó định nghĩa. Nói bằng cách nào để đến được cõi tâm linh thì dễ hơn nói chính nó là cái gì. Theo tôi, có ba con đường dẫn đến thế giới tâm linh do các bậc hiền triết truyền lại. Đó là:

a. Xem kinh nghiệm giác quan tương đối không quan trọng;
b. Cố gắng từ bỏ cái mà người đời tham đắm;
c. Đối xử với mọi người như nhau, bất kể màu da, hình dáng kiến thức, giáo dục như thế nào.
 
Theo các định nghĩa trên đây, thì nỗ lực chung của các dân tộc châu Âu trong các thế kỷ qua không đi theo hướng “tâm linh”.
Người ta thường cho rằng, có sự khác biệt cơ bản và chủ yếu giữa Đông và Tây, giữa Châu Âu và châu Á, trong thái độ của họ về cuộc sống, về quan niệm giá trị và về tác dụng của tâm hồn họ.
 
Những người Thiên chúa giáo xem Phật giáo như không phù hợp với các điều kiện của người châu Âu, quên rằng chính tôn giáo của họ cũng bắt nguồn từ châu Á, và tất cả các tôn giáo khác cũng vậy. Tôn giáo là một tổ chức của các ngưỡng vọng tâm linh, phủ nhận thế giới giác quan và bài trừ các xung động buộc họ vào thế giới đó. Suốt ba nghìn năm qua chỉ có châu Á đã sáng tạo ra các ý tưởng và phương pháp tâm linh. Những người Âu châu đã vay mượn các thứ này từ châu Á, đã ứng dụng các ý tưởng châu Á và thường thế tục hóa chúng.
Theo tôi, người ta không thể chỉ ra bất cứ sự sáng tạo tâm linh nào ở châu Âu mà không là hạng hai, không có gốc rễ từ phương Đông.
Tư tưởng Âu châu vượt trội trong lĩnh vực luật pháp và tổ chức xã hội, nhất là ở La Mã, Anh quốc, và trong tìm hiểu khoa học và kiểm sát các hiện tượng giác quan. Truyền thống địa phương ở châu Âu có khuynh hướng xác định ý chí sống và tích cực hướng tới thế giới của các giác quan. Truyền thống tâm linh của nhân loại được xây dựng trên nền tảng phủ nhận ý chí sống và quay lưng lại với thế giới giác quan. Nền tâm linh Âu châu thỉnh thoảng được làm mới lại bởi một dòng chảy từ phương Đông. Từ thời đại Pythagoras và Parmenides trở về sau. Lấy đi những yếu tố Đông phương trong triết học Hy lạp, lấy đi Jesus Christ, Saint Paul, Dionysius Areopagita và tư tưởng Ả rập, thì tư tưởng tâm linh châu Âu trong hai nghìn năm qua trở thành không thể tưởng nổi! Khoảng một thế kỷ qua, tư tưởng Ấn độ đã bắ đầu ra sức gây ảnh hưởng ở Âu châu, và nó sẽ giúp làm sống dậy nền tâm linh rơi rớt của châu Âu.
Sau đây là vài đặc điểm phân biệt Phật giáo với các hình thức trí tuệ khác. Có hai loại :
 
Phần lớn cái được trao truyền lại như là “Phật giáo” không phải sự thực hành trí tuệ, mà là do điều kiện xã hội trong đó cộng đồng Phật tử sinh hoạt, do ngôn ngữ được sử dụng và do khoa học cùng thần thoại giữa những người sử dụng nó. Người ta phải phân biệt rõ sự kỳ dị lạ thường từ bên ngoài vào với những điều cơ bản của đời sống thiêng liêng, thánh thiện.
Có một số phương pháp để đạt giải thoát bằng thiền định mà truyền thống Phật giáo đã giới thiệu rõ ràng và đầy đủ hơn bất cứ nơi nào khác. Tuy nhiên, đây là vấn đề phần lớn tùy theo căn tính của mỗi người.
 
Đối với một người đã hoàn toàn tỉnh ngộ, Phật giáo có thể mang lại nhiều điểm hấp dẫn – như đang sống trong cõi thần tiên với những tư tưởng tinh vi, trong sự hoành tráng với những tác phẩm nghệ thuật đồ sộ, trong sự lộng lẫy, nguy nga với số tín đồ đông đảo, v.v… Từ căn bản, mặc dầu người ta có thể bị lôi cuốn bởi tính cao xa của Phật giáo khi người ta ứng dụng lời dạy của Phật, thế nhưng người ta chỉ có thể cảm nhận được giá trị đích thực của Phật giáo khi người ta ứng dụng lời dạy của Phật vào cuộc sống thực tế hằng ngày.
Các qui luật về những hành vi trong sạch ghi trong các kinh sách Phật giáo được đặt dưới ba đề mục chính : Giới, Định và Tuệ. Phần lớn đều được bao gồm trong Giới và Định là tài sản chung của tất cả những phong trào tôn giáo ở Ấn độ đi tìm cuộc sống giải thoát khỏi xã hội của đời sống hằng ngày. Ở đây có thêm quy luật hành xử cho người tại gia và giới luật của những người xuất gia, nhiều người thực hành Yoga – chú ý theo dõi hơi thở, kiểm sát các giác quan, bồi dưỡng tình huynh đệ, thân hữu, từ bi, hoan hỷ, bình thản. Xa hơn nữa, thiền quán về tính chất cảm hóa tổng quát, điểm này có thể tìm thấy trong tôn giáo thần bí, chẳng hạn quán tưởng về cái chết, về sự thối rữa của thân thể, quán tưởng về Tam bảo Phật, Pháp, Tăng. Ít người hi vọng thực hành được tất cả những pháp này trong một đời người. Có nhiều con đường đưa đến giải thoát. Điều chung cho tất cả là phải tự bỏ niềm tin vào cái “Ta”, “Của ta”.
 
Theo ý nghĩa ngày nay, danh từ “cá thể” không chuyên chở được hàm ý của Đức Phật. Theo giáo lý Phật giáo, như chúng ta sẽ thấy chi tiết sau đây : Con người gồm có năm uẩn (nhóm, chứa cất ), danh từ chuyên môn trong tiếng Phạm là Skandha. Đó là : Sắc (thân thể),Thụ (cảm giác, cảm tình), Tưởng (nghĩ, nhớ), Hành (sự xúc động, cảm kích), Thức (sự nhận biết ). Bất cứ cái gì người ta có thể nắm bắt được, dựa vào hoặc thuộc về… đều rơi vào một trong năm nhóm trên đây, là những tố chất tạo thành “cá nhân”, “cá tính”. Niềm tin vào cá nhân bắt nguồn từ sự “phát minh” ra cái “Ta” từ năm yếu tố trên. Niềm tin tự biểu lộ bằng cách ức đoán rằng, bất cứ yếu tố nào trong đó là “của tôi”, hay “tôi” là một trong bất cứ yếu tố nào hoặc bất cứ yếu tố nào cũng là “chính tôi”. Hoặc nói cách khác, trong niềm tin rằng “Tôi là cái nầy” hoặc “Cái nầy ở trong tôi”, hoặc “Tôi là cái kia”, hoặc “Cái kia ở trong tôi”. Sự thật về cái cá thể sẽ biến mất với niềm tin về nó, bởi vì đó chỉ là sự tưởng tượng vô căn cứ. Khi cái cá thể giả hợp ấy không còn tồn tại (nhờ đã chứng ngộ) thì kết quả là Niết Bàn – cái đích trong Phật giáo. Nếu người ta muốn bày tỏ điều này bằng cách nói rằng tôi đã tìm thấy “cái ta chân thật” của tôi. Chữ “ta” như được hiểu ở đây có tính cách co giãn và mơ hồ, không chấp nhận được : Kinh điển Phật giáo hiển nhiên đã tránh điều này, hoặc bất cứ sự biểu tỏ tương tự nào.
 
Các học phái Phật giáo phát sinh, như tôi sẽ cố gắng trình bày, là do những bất đồng quan điểm về cách tiếp cận mục đích của Phật giáo. Ngay từ đầu, trong giáo đoàn với những người có căn tính và khả năng khác nhau, một số đã đạt mục đích giải thoát...
 
- trích Lời tựa

*  *  *

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (08.62 97 23 56)

-  124 Bình Qưới, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

-  Chợ Chùa, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi (055.3 861 881)

Davibooks trân trọng giới thiệu!

Thông tin thêm

Thông tin sản phẩm

Số trang
218
Kích thước
14.5 x 20.5 cm
Lượt xem
2178
Trọng lượng
480 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét