Nguyên Nhân Thăng Trầm Thịnh Suy Của Phật Giáo Ấn Độ - Trần Quang Thuận

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Trần Quang Thuận NXB: Hồng Đức Hình thức: Bìa Cứng
Giá gốc: 220.000 VNĐ
Giá bán: 198.000 VNĐ
Tiết kiệm: 22.000 VNĐ (-10%)

Trước khi Phật nhập niết bàn, đại thần Vassaka đến thăm Phật, thăm dò ý kiến Phật về ý định của vua A Xà Thế muốn xuất quân chiếm Cộng Hòa Vajjian. Nhân dịp này, Phật dạy hàng đệ tử: “Ngày nào chư tăng Tỳ Kheo còn thường xuyên gặp gỡ, thường xuyên thảo luận trong tinh thần hòa hợp, thanh tịnh, không bị ảnh hưởng của tham ái; ngày nào hàng Tỳ Kheo còn chuyên tu thiền định, phát triển chánh niệm; ngày nào chư Tăng không dấn thân vào thế sự ... thì Phật Pháp vẫn trường tồn..."

Tôn giáo khó hòa đồng với trào lưu văn hóa khi biểu tượng tôn giáo và thế giới thực tại quá gần hay quá xa. Quá gần dễ bị hủ hóa. Quá xa trở thành ốc đảo. Không quá gần, không quá xa, chỉ một quãng cách vừa phải. Tùy duyên mà bất biến. Bất biến mà tùy duyên ... Phong thái của Phật tuy thanh cao, siêu thoát, nhưng không bao giờ cách biệt với quần chúng. Cưu mang mà không hệ lụy. “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.

Phải chăng Phật Giáo không còn tồn tại ở Ấn Độ như nhiều người nói? Thật ra Phật Giáo không bao giờ biến mất tại Ấn Độ. Và khi Ấn Độ dành lại độc lập, cũng là lúc Phật Giáo hồi sinh tại Ấn Độ.

Nội dung của cuốn sách phân tích, thấu đáo và đầy đủ nhất vạch ra toàn cảnh một bức tranh sống động cho chúng ta thấy rõ những nguyên nhân nào đưa đến suy vong và những điều kiện nào dẫn đến sự hưng thịnh của đạo Phật không những ở Ấn Độ mà bao gồm tất cả các nước Phật giáo trên thế giới.

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Nếu so sánh với Châu Âu, Ấn Độ rộng lớn hơn, với trên 3 triệu cây số vuông, nhưng chỉ là một phần 14 (1/14) của Á Châu, dưới một nửa (1/2) của Úc Châu và một phần ba (1/3) của Brazil. Tuy vậy Ấn Độ có trên một tỉ người, trên một phần tư tổng số dân Châu Á, một quốc gia đông dân nhất thế giới sau Trung Quốc.

Dân Ấn Độ nói 745 thứ tiếng, so với 127 ngôn ngữ tại Liên Bang Nga mặc dầu lãnh thổ Liên Bang Nga rộng gấp bảy lần Ấn Độ. Trong số dân Ấn Độ, 83% theo đạo Hindu, 9% theo Hồi giáo, 4% theo Phật giáo, 3% theo Cơ Đốc giáo, 2% theo đạo Sikhs và Kỳ Na giáo.

Trong số 745 ngôn ngữ được ghi nhận năm 1911 dưới thời Anh cai trị, chỉ có 14 ngôn ngữ được dạy trong các trường học, số còn lại là thổ ngữ, là ngôn ngữ gia truyền. Trong 14 ngôn ngữ chính thức này, 5 loại ngôn ngữ thuộc hệ Dravidian ở Nam Ấn Độ, đó là tiếng Kanarese hay Kannada ở Bắc Kerala; tiếng Malayalam ở miền duyên hải Malabar, tiếng Tamil ở góc đông nam Ấn Độ(với 30 triệu dân), tiếng Telugu ở Andhra Pradesh (với trên 40 triệu dân) và tiếng Gondi ở miền bắc (với 3 triệu dân).

Tiếng Hindi được xem như là ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ. Tulsi Das (1543-1623) đã dùng ngôn ngữ này để soạn bản anh hùng ca Ramayana. Rabindranath Tagore dùng tiếng Bengali để soạn tập thơ Gita-anjali, ca tụng tình yêu của Đấng Tối Cao. Tiếng Bengali được trên 100 triệu người tại Tây Bengal và Bangladesh sử dụng. Tại Punjab, vùng biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, tiếng Panjabi được sử dụng và được viết bằng 4 loại chữ: Chữ Devanagari (Sanskrit), chữ Roman (cho tín đồ Cơ Đốc), chữ Ba Tư (cho tín đồ Hồi giáo) và chữ Gurmukhi (cho tín đồ đạo Sikh).

Ấn Độ với khí hậu ấm áp như muốn mời đón khách phương xa thời thượng cổ đến cư trú. Giống người đầu tiên đi khắp đồng bằng sông Hằng, thấy rừng núi ba la, cây cối xanh tươi, từng đàn voi đi như dọn đường cho giống Homo và những thú vật khác về sau.

Con người thời thượng cổ sống bằng nghề săn bắn. Tài bắn tên được ca tụng trong các bản Hùng Ca thời đại. Những chiếc tên đầu bịt đá nhọn và những dụng cụ bằng đá cách đây 200,000 năm được các nhà khảo cổ tìm thấy tại Ấn Độ.

Cách đây 10,000 năm ngôn ngữ Dravadian đã được sử dụng tại Ấn Độ, hơn hai nghìn năm trước khi Thiên Chúa tạo thiên lập địa (Năm 5,508 trước công nguyên là năm Chính Thống Giáo vào thế kỷ 7 xem đó là năm Thiên Chúa tạo thiên lập địa), hơn sáu nghìn năm trước khi thánh tổ Abraham rời Ur trên đường đến Vùng Đất Hứa theo sự hướng dẫn của Chúa (Năm 1700 trước công nguyên, theo Thánh Kinh, Abraham được Chúa chọn giao cho Vùng Đất Hứa tại Canaan).

Với một lịch sử đầy thương đau, bị bốn bề dồn ép, huyền thoại dân Do Thái được Chúa chọn làm chủ Vùng Đất Hứa nói lên ước vọng thành khẩn cần thiết giúp dân Do Thái vượt qua mọi thử thách, mọi gian nan để tồn tại.

Bước tiến vượt bực của con người thượng cổ là chuyển từ nếp sống săn bắn sang nếp sống canh tác, mệnh danh là cuộc cách mạng nông nghiệp, đưa đến phát minh làm đồ gốm, dụng cụ nấu ăn và huấn luyện súc vật như chó, mèo, gà vịt, dê cừu, trâu bò, lừa ngựa... thành gia súc. Homer đề cập trong Odyssey về con người văn minh ăn bánh mì. Một điểm đặc biệt nữa về thế giới thượng cổ là mỗi quốc độ có một thành phố xem như thủ đô, chung quanh được ruộng vườn canh tác bao bọc, và ruộng vườn canh tác được rừng núi bao phủ.

Muốn đi từ nơi này đến nơi khác, người thượng cổ phải băng qua những cánh rừng rậm hoang vu. Thị trấn thời thượng cổ không lớn hơn mấy làng mạc bây giờ. Thị trấn Troy cổ đại chẳng hạn, dung chứa không quá vài trăm người.

Mỗi một quốc độ có tín ngưỡng riêng, và thần linh của họ, chúa trời hay đấng thiêng liêng của họ ảnh hưởng lẫn nhau. Thánh thần được tồn tại, được tô điểm bởi con người. Thánh thần cổ đại là những bậc chí tôn, thích máu của những con vật hy sinh. Thần thánh về sau chỉ muốn cầu nguyện. Không ai biết Ấn Độ có bao nhiêu thánh thần, bao nhiêu tín ngưỡng đã bị mai một, một số chỉ còn lại danh hiệu, một số khác chỉ còn bài vị để trên bàn thờ.

Nhiều sắc dân Ấn Độ như Dravidian, Miến-Tây Tạng, Úc-Á, Úc- Nam Dương, Munda, Andamania, Weda... đã cùng nhau hài hòa sinh sống, kiến tạo nền văn minh Harappa và Monhenjo-daro từ 3000 đến 1700 trước công nguyên. Vào khoảng năm 1500 trước công nguyên, sắc dân Aryan từ phương bắc tràn xuống Ấn Độ, để lại nền văn học, triết học Vệ Đà, trường ca Ramayana 48,000 hàng, hoàn thành vào thế kỷ 2 trước công nguyên, trường ca Mahabharata dài 200,000 hàng, nền tảng của thần thoại Ấn Độ, được hoàn thành thế kỷ 4 sau công nguyên.

Vào thời thượng cổ, Thần Sáng Tạo, Thần Mưa, Thần Gió, Thần Sấm, Thần Sét... được dân chúng Phi Châu, Ai Cập, Mesopotamia, Sumeria, Ba Tư, Hy Lạp, Ấn Độ, người dân da đỏ ở Mỹ Châu, thổ dân Úc Châu, Á Châu... tôn thờ. Người Do Thái vào thế kỷ 14 trước công nguyên thờ đấng Thượng Đế tạo thiên lập địa.

Hầu hết mọi dân tộc trên thế giới đều tin tưởng vào thần thánh. Con người trong vũ trị bao la quá bơ vơ, không thể sống riêng rẽ một mình. Mỗi vị Thần, vị Thánh có địa vị riêng biệt, nhưng cùng sống chung hòa bình, cho đến khi Thượng Đế của Do Thái xuất hiện, xem mình là độc tôn, không chấp nhận thần thánh nào khác, không có thánh thần nào đứng ngang hàng.

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
1052
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
71
Trọng lượng
1,50 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét