Nam Phong Tạp Chí (1917-1934) - Trọn Bộ 20 Quyển

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá bán: 4.750.000 VNĐ

Có nhà danh sĩ Pháp đã nói rằng: «Nước Pháp sở dĩ là nước Pháp, cũng chỉ nhờ một bọn bốn năm mươi người đại-tri. Nếu không có bọn ấy thì nước Pháp không phải là nước Pháp nữa.» Xưa kia bọn thượng-lưu trong nước ta là bọn nho-học. Nước ta không có đẳng cấp sai-biệt như các nước khác, song sùng-trọng riêng một bọn nho, là vì bọn nho là đại-biểu cái «cao-đẳng học-thức» trong nước. Ngày nay nho học không thích-hợp với thời thế như xưa, sự bài-bác cái cựu-học đã thành lệ, nhời bài-bác đã thành sáo vậy. Nhưng bất luận cải cựu-học hay hay là dở, cũng phải biết rằng đương thời thực là hợp với cái tình-thế trong nước, hợp với cái trình-độ quốc-dân, mà lâu ngày di truyền đã thành như cái nền cái gốc của sự sinh-hoạt người nước ta về đường trí-thức, về đường đạo-lý. Về đường tri-thức thì cái học-vấn cũ đã in sâu vào trong não ta những lối tư-tưởng cảm-giác, không bao giờ mất hẳn đi được. Về đường đạo-đức thì cái luân-lý cũ đã gây dựng ra xã hội ta, mà làm nền làm gốc cho cái gia-tộc của ta, cùng các chế-độ nhớn trong nước. Nhờ cải học-vấn cũ, cái đạo-đức cũ ấy, mà nước ta đã sinh-tồn được đến ngày nay, đã có một cái lịch-sử cũ đến hai ba nghìn năm, đã chiếm-cứ được một khu-vực riêng ở cái bán-đảo trên bờ bể Nam-Hải này.

Nhưng cái học-vấn ấy, cái đạo-đức ấy là học-vấn đạo-đức của một thời-đại người nước ta chưa có cải tư-tưởng, cái quan-niệm gì đến thế-giới. Ông cha ta đã đề-tạo ra cái tổ-quốc ta, đã chung-đúc thành cái quốc-hồn ta, không ngờ rằng ngoài nước ta còn có nhiều nước khác, ngoài cái học-vấn đạo-đức của ta còn nhiều cái học-vấn đạo-đức khác nữa, mà có ngày ta không thể không biết được. Ngày ấy nay đã đến. Người nước ta nay đã tỉnh giấc mộng trăm năm, mở cái mắt mơ-màng ra mà nhìn cái thế-giới mới. Trông thấy những cảnh-tượng lạ-lùng mà kinh mà sợ. Tưởng mình như người thầy-tu khổ-hạnh ở chốn già-lam mà hốt-nhiên ai đem ra giữa một nơi thành-thị nôn-nao, cho đứng xem một dám cờ-bạc hay một cuộc hội-hè. Trước còn thấy những tiếng xôn-xao dộn-dịp chưa giải ra làm sao, sau nhìn kỹ mới biết rằng cái xôn-xao dộn-dịp ấy là cái biểu-diện sự hoạt-động của loài người ta trong thế-giới bây giờ. Sống ở trong thời-đại này tất phải có một phần trong sự hoạt-động ấy. Muốn có một phần trong sự hoạt-động ấy, tất phải biết cái cơ-quan nó thế nào. Muốn biết cái cơ-quan nó thế nào, tất phải biết cái nguyên-lý, biết cái cội-dễ nó, vậy thì tất phải nghiên-cứu cái học-thuật của các nước văn-minh bên Thái-Tây, là những nước chủ động trong thế-giới bây giờ.

Nhưng phải nên nghiên-cứu ra làm sao ? Đó là cái vấn-đề mà bọn thượng-lưu tri-thức trong nước ta phải giải quyết. Cái vấn-đề ấy rất quan-trọng, vì giải-quyết vấn-đề ấy tức là định cái thái-độ người nước ta đối với cái văn-minh học-thuật mới, cùng đối với đại-quốc đã đảm-nhận cái trách nhớn-nhao đem ban-bố cái văn-minh học-thuật ấy trong cõi Việt-Nam này để đưa rắt dân ta lên đường tiến-bộ.

- PHẠM QUỲNH -

=========

>>> Tủ Sách Báo Chí

>>> Tủ Sách * Tác Giả Nổi Tiếng

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

1. Cái mục-đích của bản-báo là muốn gây lấy một nền học mới để thay vào cái nho-học cũ, cùng đề xướng lên một cái tư-trào mới hợp với thời thế cùng trình-độ dân ta. Cái tính cách của sự học-vấn mới cùng cải tư-trào mới ấy là tổ-thuật cái học-vấn tư tưởng của Thái-Tây, nhất là của nước Đại-Pháp, mà không quên cái quốc-túy trong nước.

2. Bản-báo không chủ sự phổ thông mà muốn làm cái cơ quan riêng cho bọn cao đẳng học-giới nước ta, gồm cả những bậc cựu-học cùng tân-học mà dung-hòa làm một.

3. Cái phạm-vi của bản-báo là gồm những sự học-thuật tư-tưởng đời xưa đời nay cùng những vấn đề quan trọng trong thế giới bây giờ. Nhưng trong cách diễn-thuật bình-phẩm những học-thuật tư-tưởng cùng những vấn-đề ấy, bản-báo vụ theo lấy cái phương-diện dản-dị hơn nhất, cho thích-hợp với trình-độ người nước ta.

4. Bản-báo theo thể «tạp-chí», mỗi tháng xuất-bản một tập, vừa bằng quốc-ngữ, vừa bằng chữ nho, mỗi phần ước 50, 60 trang, chia mấy mục như sau nay:

  • Luận-thuyết.
  • Văn-học bình-luận.
  • Triết-học bình-luận.
  • Khoa-học bình-luận.
  • Văn-uyển.
  • Tạp-trở.
  • Thời-đàm.
  • Tiểu-thuyết.

- Mục «Luận-thuyết» là những bài bàn chung về các vấn-đề quan-hệ với thời-thế, nhất là những vấn-đề quan-hệ riêng với dân ta. Cái mục-đích những bài luận-thuyết ấy là cốt khiến cho người nước ta có một cái quan-niệm phân-minh chính-đáng về những vấn-đề ấy, để lý-hội thông-hiểu được việc nhớn trong thế-giới cùng trong nước nhà.

- Ba mục «Văn-học», «Triết-học», «Khoa-học» là cái phần cốt trong bản-báo. Cái thể là thể bình luận, nghĩa là bàn rộng đề mà lĩnh hội lấy cái nghĩa nhớn.

* «Văn-học» là gồm những khoa văn-chương, lịch-sử, cùng đại-để các môn-học thường gọi tổng-danh là văn học. Mục này thường nhân những sách hay, hoặc sách cũ, hoặc sách mới, mà bàn rộng ra để thâu-nhặt lấy những tư-tưởng ý kiến mới mà hay; lại hoặc lược, hoặc dịch, hoặc diễn-thích mà giới-thiệu cho người nước ta biết những sách-vở có danh tiếng trong văn-chương các nước đời xưa đời nay, nhất là văn chương nước Pháp là cái văn chương ta có thể trực-tiếp mà lĩnh-hội cùng thưởng-giảm được.

* «Triết-học» là nghiên-cứu các lý-tưởng, lý-thuyết, đời xưa đời nay, so-sánh cái tư-tưởng của Tây-phương với cái tư-tưởng của Đông-phương, mà giúp cho sự đề-xướng một cái tư-trào riêng cho nước ta. Trong những bài bình-luận về triết-học này chúng tôi lấy cái «triết-trung chủ-nghĩa» làm cốt, nghĩa là không thiên về một cái học-thuyết nào, cái nào hay cũng thâu nhặt lấy. Nhưng cái tôn-chỉ của chúng tôi là giúp cho sự tiến-bộ của quốc-dân về đường trí-thức, về đường đạo-đức, thì tất khuynh-hướng về cái «duy-tâm chủ-nghĩa» hơn là cái «duy-vật chủ nghĩa», về cái «duy-tha chủ-nghĩa» hơn là cái «duy-kỷ chủ-nghĩa». Vậy về đường tư-tưởng chúng tôi thiên-trọng cái triết-học của nước Pháp, vì cái triết-học Pháp thực là gồm cả bấy nhiêu cái khuynh hướng «duy-tâm», «duy-tha», mà thực là đáng làm mẫu cho cái tư-tưởng mới của ta.

* «Khoa-học» tức là gồm cả các khoa-học chuyên môn (vật-lý học, hóa-học, bác-vật học, sinh-lý học, số-học, thiên-văn học, địa-chất học, v. v…), cái phạm-vi rất là rộng. Cái mục-đích của chúng tôi không phải là muốn chuyên-luận riêng về từng khoa một, mà làm như một lớp dạy cách-tri đâu. Các khoa-học, ngày nay mỗi ngày một nhiều, mỗi ngày một thêm phức-tạp, dẫu người đại-tri dụng công nghiên-cứu suốt đời cũng không thể biết khắp được. Bởi thế các khoa-học mới thành những khoa chuyên-môn, nhưng vì chuyên-môn quá lắm khi các nhà chuyên-môn lạc mất cái nguyên-lý, cái phép-tắc nhớn, mỗi người có cái thiên-ý xét sự-vật theo phương-diện riêng của môn học mình. Chúng tôi muốn bàn chung về cái nguyên-lý, cái phép-tắc ấy, bàn chúng về cái phương-pháp của các khoa-học, nghiên-cứu những nguyên-nhân nó đã khiến cho các khoa-học phát-đạt thịnh-hành như thế, thuật lại cái lịch-sử các khoa-học sinh-thành tiến-hóa ra làm sao, cùng cái lịch-sử của các sự phát-minh chế-tạo nhớn trong khoa-học giới. Mục này cũng có những bài chuyên-luận về những vấn-đề riêng của một khoa-học nào, nhưng đều là theo một cái tôn-chỉ cải-quát như thế cả.

- Mục «Văn-uyển» là đề riêng cho những bài vận-văn, tản-văn, từ-phú, ca-khúc, v.v... bằng quốc-âm cùng bằng chữ nho. Mục này sẽ rộng mở để hoan-nghênh các nhà văn-sĩ mới nước ta, nhất là những nhà đã khéo đào-luyện cái chất nôm mà mở đường cho một lối văn-chương riêng bằng quốc-ngữ. Chúng tôi mong ở các nhà văn-sĩ mới ấy lắm, vì bao giờ nhời nôm ta có được «bằng nhập-tịch» vào cõi văn-chương thì sự học trong nước mới có cơ phát-đạt lên được, văn-chương vốn là cái máy truyền đạt tư tưởng rất nhậy !

- Mục «Tạp-trở» là gồm những bài nho nhỏ, những truyện vụn vặt, không thuộc vào các mục trên, những bài giới-thiệu các sách mới, những nhời danh-ngôn trích-lục các sách, những tin-tức về học-giới, v.v…

- Mục «Thời-đàm» là mục bàn về thời-sự, về các việc nhớn trong ngoài. Bản-báo sẽ bình-tĩnh mà thuật những việc quan-hệ về chính-trị trong nước, khiến cho quốc-dân hiểu rõ cái chính-kiến của nhà-nước, cùng những sự nhà-nước mưu-toan ích-lợi cho dân ta. Trong mục này sẽ để riêng một phần để thuật cái đại-thế cuộc chiến-tranh trong một tháng.

- «Tiểu-thuyết » thì dịch những tiểu-thuyết hay ở tiếng Pháp ra. Trong sự kén-chọn những tiểu-thuyết tây để dịch, chúng tôi sẽ chủ nhất một điều: là chọn những sách văn-chương hay, nghĩa truyện cao, kết cấu khéo, khá lấy làm mẫu cho cái lối tiểu-thuyết của ta về sau này.

- Sau hết mỗi số sẽ thêm mấy tờ «Tự-vựng» để diễn-thích những tiếng mới. Tự-vựng có ba phần: một phần quốc-ngữ, một phần chữ nho, một phần chữ pháp. Tưởng cũng là một việc có ích, có thể giúp được những người hoặc biết chữ tây mà không biết nghĩa ta, hoặc biết chữ nho mà không biết nghĩa tây; cốt nhất là để định nghĩa những chữ mới cho dùng khỏi sai nhầm, mà đặt cái cơ-sở một bộ «Pháp-Nam đại tự-điển » về sau này.

PHẠM QUỲNH

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Kích thước
17 x 25 cm
Lượt xem
57
Trọng lượng
29,00 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét