Phật Giáo Chinh Phục Trung Quốc - Erik Zürcher

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Erik Zurcher NXB: Thuận Hoá Hình thức: Bìa Mềm Tay Gấp
Giá gốc: 250.000 VNĐ
Giá bán: 225.000 VNĐ
Tiết kiệm: 25.000 VNĐ (-10%)

Phạm vi nghiên cứu của chủ đề này quả thật rộng lớn và phức tạp, hơn nữa nỗ lực ban đầu dùng ngôn ngữ phương Tây để miêu tả quá trình trưởng thành và thích ứng của Phật giáo Trung Quốc cần đến một thời gian dài hơn, nếu không chúng ta không thể tuyên bố chúng ta đi đến kết luận một cách toàn diện. Nhiệm vụ nghiên cứu trước mắt, chúng ta cần đưa ra một sự miêu tả khái quát đối với đề tài mà chúng ta đang triển khai. Phạm vi nghiên cứu này được các học giả ngày càng quan tâm, mở ra nhiều cách tiếp cận mới và tương lai sẽ mang lại nhiều thành quả mới thì rõ ràng có một số nội dung trong tập sách này cần được bổ sung.

Có nhiều học giả đã trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ cho tác phẩm này ra đời. Trước tiên, tôi mong muốn bày tỏ lòng chân thành cảm ơn Giáo sư J. H. L. Duyvendak với một trí huệ thâm sâu và sở học rộng lớn. Ông còn là một học giả đầu tiên để lại một cống hiến chuẩn xác ở phương diện văn bản học trong toàn bộ lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, tạo niềm cảm hứng cho những ai hân hạnh dưới sự hướng dẫn của ông.

- Erik Zürcher -

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ Sách Phật Giáo 

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Nếu muốn chọn viết một đề tài nghiên cứu giai đoạn hình thành Phật giáo Trung Quốc, cho dù là một chuyên gia Hán học đã trải qua một thời gian nghiên cứu Phật học hay học giả giỏi tư tưởng Phật giáo Ấn Độ có một số kiến thức về Trung Quốc, thì chưa hẳn đã thành công. Rõ ràng cả hai cách tiếp cận đều có khuyết điểm, vì thế người nào muốn chọn một trong hai cách này tất nhiên phải chuẩn bị một khả năng tiếp nhận sự phê phán nghiêm khắc có thể đến từ cả hai phía.

Tuy nhiên, đối với các mặt cấu thành chủ đề trọng tâm của nghiên cứu này sự hình thành Phật giáo trong hàng quý tộc và sự dung hợp của Phật giáo với những trào lưu tư tưởng chính của Trung Quốc thời trung đại cơ bản ở lĩnh vực nghiên cứu của Trung Quốc. Tôi muốn giúp độc giả tập trung vào vị trí và những khía cạnh đang lớn mạnh của chùa chiền Phật giáo trong xã hội Trung Quốc thời trung đại, do đó tác phẩm này chủ yếu dành cho độc giả quan tâm đến Hán học, tôi hy vọng có lẽ có một số hữu ích đối với họ. Mặt khác, tác phẩm này còn trình bày một số điểm mà những sinh viên nghiên cứu Phật giáo Ấn Độ rất quan tâm cũng như các lĩnh vực như khoa học lịch sử và xã hội nói chung, đây là chỗ đã để lại trong tôi nguồn cảm hứng vô cùng lớn.

Tôi luôn mong muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với Hội đồng quản trị, Giám đốc và các thành viên của Học viện Nghiên cứu Trung Quốc ở Leiden. Có rất nhiều bậc thiện tri thức mà tôi không thể nói hết trong lời tựa này, thể hiện qua nhiều việc làm, hỗ trợ và đóng góp ý kiến, giúp sự hiểu biết của tôi thêm sáng tỏ. Tôi đã nhận được sự chỉ bày của Giáo sư P. Demiéville (Paris) đã bỏ ra nhiều giờ quý báu để nói về các khía cạnh tư tưởng Phật giáo Trung Quốc, nhưng tôi không thể trình bày hết trong tập sách này. Hy vọng sau này tôi sẽ nghiên cứu sâu rộng hơn. Ngoài ra còn có nhiều người bạn đáng quý của tôi như Et. Balazs (Paris) và P. van der Loon (Cambridge) có nhiều gợi ý chuyên môn trong lĩnh vực lịch sử xã hội và văn bản học. Đối với những nghiên cứu của các đồng nghiệp của tôi như A. F. Wright (Stanford) và L. Hurvitz (Washington) cũng đã cho tôi nhiều sự hỗ trợ rất lớn. Giáo sư Zheng Dekun (Cambridge) đã quan tâm và cung cấp nhiều thông tin khảo cổ học quý báu. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả. Đặc biệt tôi mong muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với nhiều học giả nghiên cứu về văn hóa Viễn Đông, từ cổ đại cho đến hiện đại. Tuy chưa bao giờ hân hạnh được gặp họ, nhưng tôi vô cùng cảm phục mà trong lòng mình không bao giờ suy giảm. Cũng như tất cả những học giả nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc, tôi luôn bày tỏ lòng biết ơn đối với Giáo sư Thang Dụng Đồng (Bắc Kinh), đã để lại những tác phẩm trân quý làm công cụ và hướng dẫn vô giá; Giáo sư Tsukamoto Zenryū (Kyoto) và nhiều bậc thầy nghiên cứu tư tưởng phương Đông trong lĩnh vực này. Đồng thời tôi vô cùng cảm kích đối với Bộ Giáo dục Hà Lan, đã tài trợ giúp tôi có thể mua được một số tác phẩm văn học đã xuất bản mà tôi không thể thiếu, và Tổ chức Nghiên cứu thuần túy học thuật của Hà Lan (Netherlands Organization of Pure Research) và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (Centre National de la Recherche Scientifique) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu ở Paris vào năm 1955, 1956 và 1958. Hơn thế, tôi vô cùng cảm ơn vợ của tôi, đã hỗ trợ đánh máy toàn bộ bản thảo, biên tập các phụ lục tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu. Cuối cùng, tôi mong muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với toàn bộ công việc in ấn tập sách này trong một thời gian ngắn của Công ty E. J. Brill (Leiden) và Excelsior (The Hague).

Leiden, 5/4/1959

Erik Zürcher

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
676
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
77
Trọng lượng
1,10 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét