Hồi Ký: Gánh Gánh... Gồng Gồng... - Xuân Phượng

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá gốc: 160.000 VNĐ
Giá bán: 128.000 VNĐ
Tiết kiệm: 32.000 VNĐ (-20%)

... Bằng giọng kể đơn giản, chân thực, ở bất cứ đoạn nào của cuộc đời chị cũng có sự độ lượng, không oán trách, than vãn mà luôn thể hiện tấm lòng nhân ái, sự trân trọng những con người, những tình cảm đẹp để trong các mối quan hệ với gia đình, đồng nghiệp, bạn bè của mình.

NSND, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần

Có một cảm giác đặc biệt khi đọc "Gánh gánh... gồng gồng...” là thấy trước mắt không phải là những dòng chữ, mà là lời nói, là hơi thở, là máu và nước mắt của chị đang chảy.

NSND, nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn

=========

>> Văn Học Dân Gian

>> Thơ Ca Việt Nam

>> Sách Văn Học Việt Nam

>> Tủ Sách * Tác Giả Nổi Tiếng

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Một ngày tháng 6 năm 1945.

Mờ sáng hôm ấy, rặng tre ven đường từ nhà bà ngoại tôi dẫn đến bến đò Chợ Mai còn đẫm hơi sương. Cậu tôi dắt chiếc xe đạp đi trước, tôi ôm một bọc nhỏ quần áo chạy theo sau. Hai cậu cháu đã quyết định trốn gia đình đi theo tổ chức Học sinh cứu quốc Huế hoạt động chống Pháp...

Chiếc đò nhỏ chuẩn bị đưa chúng tôi lên chiến khu vừa cập bến. Đang lần theo con đường mòn dẫn xuống bờ sông, cậu bỗng dừng lại: "Con giữ xe đạp, cậu về lấy chiếc bơm xe để quên ở bậc thềm”.

Cậu vội vã chạy ngược về. Tôi ôm chiếc xe đạp, co ro trong chiếc áo dài trắng mỏng. Chỉ chừng một phút sau, bỗng vang lên tiếng súng.

Lính Pháp đóng ở khu Võ Miếu cách đấy khoảng hai cây số bất ngờ mở trận càn. Những chớp đỏ loang loáng phụt lên.

Tôi vứt vội chiếc xe đạp, lao xuống bến và nhảy lên đò. Con thuyền gấp gáp rời bến. Tôi chỉ kịp ngoái lại nhìn chiếc xe đạp nằm chỏng chơ và mờ xa dần hình ảnh cái quán nhỏ của dì Trợ tôi lúc bấy giờ vẫn chưa lên đèn.

Năm ấy, tôi vừa mười sáu tuổi.

Tôi theo kháng chiến, xa gia đình thân yêu.

Mùa Đông năm 1949, một bì thơ chằng chịt dấu chuyển tiếp, một lá thơ rách bươm đã từ quê Huế, không biết bằng phép màu nào và nhờ lòng tốt của những ai, đã đến tay tôi giữa rừng già Tuyên Quang. Trong ngôi nhà ẩn giữa rừng sâu, mấy cây củi sưởi đang cháy rực, tôi ngồi ôm đứa con đầu lòng vừa được hai tháng, nước mắt chảy ròng ròng.

Con đò Huế của buổi sáng hôm ấy đã đưa tôi ra xa, xa mãi cái bến đò Chợ Mai của tuổi trẻ.

Sau chuyến cậu Tích lỡ đò lên chiến khu năm ấy, ông bà ngoại tôi đã thu xếp cho cậu qua Pháp học để trốn lính. Cậu ở lại Paris, trở thành nhà báo và đã lập gia đình. Đứa em gái con cô con cậu của tôi được cậu đặt tên: Xuân Phượng... Cậu ơi!

Nửa thế kỷ sau tôi mới được biết ba tôi đã từ trần năm 1981 tại San Diego. Em trai thứ hai là đại tá Không quân của quân đội Cộng hòa tại Đà Nẵng, đã cùng gia đình vội vã rời Sài Gòn chỉ ba ngày trước khi tôi - lúc bấy giờ là một phóng viên chiến trường - cùng đồng nghiệp vào quay phim Dinh Độc Lập sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Năm 1989, tôi gặp lại mẹ mình ở sân bay Charles de Gaulle Paris. Bà không nhận ra tôi. Bốn mươi bốn năm xa nhau, còn gì!

Về phần mình, sau chín năm ở liên khu 4: Thanh Hóa, Vinh, Cầu Giát và chiến khu Việt Bắc: Khe Khao, Bắc Cạn, Chợ Mới, Tuyên Quang, An Toàn Khu, gia đình nhỏ của tôi trở về Hà Nội sau Điện Biên Phủ. Chồng tôi là sĩ quan pháo binh, người Huế, đã tham gia trận đánh trên đồi A1. Sau 1954, anh chuyển ngành và là giáo sư Chủ nhiệm Bộ môn Thủy khí Động lực học trường Đại học Bách Khoa cho đến lúc nghỉ hưu.

Từ chiến khu Việt Bắc đến lúc về Hà Nội, tôi đã trải qua nhiều nghề: vào ngành quân y, sang làm quân giới thuộc ban chế tạo thuốc nổ, làm phiên dịch tiếng Pháp, làm báo rồi trở thành phóng viên chiến trường. Năm 1989 về hưu và năm 1991 tôi mở một phòng tranh tại thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay.

Tháng 7 năm 1989, tôi gặp mẹ mình và các em tại sân bay Charles de Gaulle Paris. Gia đình đã bay từ Mỹ sang thăm vì tôi chưa có thị thực vào Mỹ. Chúng tôi cười cười khóc khóc trong niềm vui đoàn viên. Trong một bữa cơm trưa, bỗng mẹ tôi chống đũa nhìn tôi: "Con ơi, sao con theo họ làm chi, để gia đình ly tán, phải rời quê cha đất tổ con ơi!". Tiếng kêu thảng thốt tự đáy lòng của một người già ly hương làm mọi người chết lặng. Từ khi gặp lại nhau, chúng tôi chủ ý không đả động đến vấn đề tế nhị này mà chỉ nhắc về những kỷ niệm của thời Đà Lạt ấu thơ.

Tôi không trả lời mẹ ngay hôm ấy, nhưng cũng từ đấy nảy ra ý định phải kể lại đời mình.

Tôi mong muốn gia đình thương yêu hiểu rõ thêm những gì tôi đã trải qua.

Và cũng vì những người trẻ chưa hề biết đến chiến tranh, tôi quyết định viết lại ĐỜI TÔI.

Đạo diễn NGUYỄN THỊ XUÂN PHƯỢNG

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
344
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
77
Trọng lượng
625 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét