Tư Tưởng Tịnh Độ Của Đại Sư Thiện Đạo

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Pháp sư Tịnh Tông NXB: Hồng Đức Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 350.000 VNĐ

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 

Mô tả sản phẩm

Nói đến tông Tịnh Độ thì phải nói đến Đại sư Thiện Đạo, cũng như nói đến tông Thiên Thai thì phải nói đến Đại sư Trí Giả (538-597), nói đến tông Hoa Nghiêm thì phải nói đến Đại sư Hiền Thủ (643-712), nói đến tông Duy Thức thì phải nói đến Đại sư Khuy Cơ (632-682), vì các ngài là tổ sư sáng lập các tổng ấy tại Trung Hoa.

Tông Tịnh Độ được Đại sư Thiện Đạo (613-681) khai sáng vào đời Đường, Trung Hoa bằng cách tập đại thành tư tưởng Tịnh Độ của các Đại sư Đàm Loan (476 - ?), Đạo Xước (562-645). Tại Ấn Độ chỉ có pháp môn Tịnh Độ do đức Phật Thích-ca Mâu-ni nói trong ba kinh Tịnh Độ (kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh A-di-đà), chứ chưa thành lập tổng Tịnh Độ. Pháp môn Tịnh Độ từ Ấn Độ truyền sang Trung Hoa thông qua Bồ-tát Long Thọ (với Dị hành phẩm trong Thập trụ tỳ-bà-sa luận) và Bồ-tát Thế Thân (với Vãng sanh luận), tư tưởng Tịnh Độ của hai ngài thích hợp với căn tánh của người Trung Hoa, nên pháp môn Tịnh Độ được đâm chồi nảy lộc và pháp triển mạnh mẽ tại đất nước Trung Hoa với sự tiếp thu của Đại sư Đàm Loan (trứ tác Vãng sanh luận chú), Đại sư Đạo Xước (trứ tác An Lạc tập), Đại sư Thiện Đạo (trứ tác năm bộ chín quyển - ngũ bộ cửu quyển - gồm: 1. Quán kinh tứ thiếp sở 4 quyển, 2. Tịnh Độ pháp sự tán 2 quyển, 3. Quán niệm pháp môn 1 quyển, 4. Vãng sanh lễ tán kệ 1 quyển, 5. Bát-chu tán 1 quyển). Tư tưởng Tịnh Độ của Đại sư Thiện Đạo đóng vai trò chủ đạo trong việc thành lập tông Tịnh Độ tại Trung Hoa, sau này Pháp Nhiên thượng nhân (1133-1212) cũng dựa vào tư tưởng của Đại sư Thiện Đạo mà trứ tác Truyển trạch bản nguyện niệm Phật tập làm cơ sở thành lập tông Tịnh Độ Nhật Bản vào đầu thế kỷ XIII.

Tư tưởng chủ yếu của Đại sư Thiện Đạo là quan điểm Bản nguyện tha lực, chủ trương tất cả phàm phu thiện ác thời mạt pháp đều được bình đẳng vãng sanh về báo độ cao tột của Phật A-di-đà. Muốn khả năng này trở thành hiện thực thì phải có một phương pháp nhất định, đó chính là học thuyết niệm Phật của Đại sư Thiện Đạo.

Đại sư căn cứ vào ba kinh Tịnh Độ (kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh A-di-đà) và một luận (luận Vãng sanh) thành lập giáo nghĩa cốt lõi của tông Tịnh Độ là Bản nguyện xưng danh. Trong Quán kinh sớ (Thiện Đạo Đại sư toàn tập, trang 205, 206), ngài nói: “Các hạnh khác tuy được gọi là thiện, nhưng nếu so với niệm Phật thì hoàn toàn chẳng so sánh được. Thế nên, trong các kinh chỗ nào cũng ngợi khen công năng niệm Phật, như trong 48 nguyện của kinh Vô Lượng Thọ chỉ nói chuyên niệm Phật A-di-đà thì được vãng sanh; trong kinh A-di- đà nói từ một ngày đến bảy ngày, niệm danh hiệu Phật A-di-đà thì được vãng sanh và mười phương chư Phật chứng thành; kinh Quán Vô Lượng Thọ, sau phần đức Phật nói về định thiện, tán thiện xong, Phật chỉ nêu chuyên niệm danh hiệu Phật A-di-đà thì được vãng sanh”. Do đó, ngài khuyên chúng sanh nên bỏ tạp hạnh, chuyên tu chánh hạnh thì vạn người niệm Phật, vạn người vãng sanh. Ngài dạy:

Cực Lạc vô vi Niết-bàn giới

Tùy duyên tạp thiện, khủng nan sanh

Cố sử Như Lai thuyết pháp yếu

Giáo niệm Di-đà chuyên phục chuyên.

(Cực Lạc là Niết-bàn vô vi

Tùy duyên tạp thiện, khó vãng sanh

Cho nên Như Lai chọn pháp yếu

Dạy niệm Di-đà chuyên lại chuyên.)

Muốn được vãng sanh, phải tin sâu hai điều, trong Quán kinh sớ (Thiện Đạo Đại sư toàn tập, trang 244), Ngài dạy: “Một là, quyết định tin sâu Tự thân hiện tại là phàm phu tội ác đang chìm đắm lưu chuyển trong sanh tử, nhiều kiếp không có duyên xuất ly. Hai là, quyết định tin sâu bốn mươi tám nguyện của đức Phật A-di-đà cứu độ chúng sanh, không chút nghi ngờ, nương vào nguyện lực của Phật, quyết định vãng sanh”. Trong Vãng sanh lễ tán (Thiện Đạo Đại sư toàn tập, trang 540), ngài nói niệm Phật chắc chắn vãng sanh như sau: “Nếu chúng sanh nào chuyên xưng niệm Phật A-di-đà hoặc bảy ngày, một ngày cho đến mười tiếng, một tiếng, đều chắc chắn vãng sanh”. Chúng ta là người tu học tông Tịnh Độ, cần phải vâng theo lời dạy của Phật trong ba kinh Tịnh Độ và tư tưởng Tịnh Độ của Đại sư Thiện Đạo thì chắc chắn chúng ta vãng sanh Tịnh Độ, vĩnh viễn thoát khổ luân hồi sanh tử trong ba cõi sáu đường của ngũ trược ác thế này.

Nguyên tác Hoa ngữ của sách này dày gần 800 trang, lời đầu sách, tác giả là pháp sư Thích Tịnh Tông có nói về nhân duyên diễn giảng và biên tập thành sách này. Nhận thấy đây là quyển sách căn bản về giáo nghĩa tông Tịnh Độ, người tu học pháp môn Tịnh Độ tha lực cần phải đọc qua, thế nên Sư cô Thích nữ Liên Mãn, thành viên Ban Phiên dịch của Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang, phát tâm chuyển từ Hoa ngữ sang Việt ngữ để phổ biến cho các Liên hữu Việt Nam tu theo Bản nguyện niệm Phật (Hoằng nguyện môn).

Bản dịch hoàn thành, Sư cô có trình lên cho tôi xem và xin lời giới thiệu. Tôi tùy hỷ công đức hoằng pháp của Sư cô, nên viết vài hàng đặt ở đầu sách.

Tu viện Huệ Quang, ngày lễ Vu Lan, năm Đinh Dậu

(PL.2561-DL.2017)

Hòa thượng Thích Minh Cảnh

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Giám đốc Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang.

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
912
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
651
Trọng lượng
1,60 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét