Niềm Tin Bất Hoại (Tứ Bất Hoại Tín - Abhedyaprasāda) - Trọn Bộ 4 Tập

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá bán: 635.000 VNĐ

Thầy Thái Hòa, sau một thời gian dài học tập, nghiên cứu và thực hành Phật giáo, có biên tập cuốn “Bốn Niềm Tin Bất Hoại” với nội dung nói lên ý nghĩa và niềm tin kiên cố đối với Phật, Pháp, Tăng và Giới của người đệ tử Phật.

Tập sách này, tôi đã đọc bản thảo và thấy rằng có tính nghiên cứu, tổng hợp và thực hành.

Vậy, tôi có lời tùy hỷ và giới thiệu tập sách này với toàn thể Tăng, Ni và Phật tử.

Linh Mụ, mùa Phật Thành Đạo năm 1985

- Thích Đôn Hậu -

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

>> Sách Xưa

>> Sách Tuyển Chọn

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Mọi người có thể đến với đạo Phật bằng tôn giáo, triết học, văn học, giáo dục, chính trị, xã hội,... Nhưng dù đến bằng thể cách nào, dạng thức nào, chúng ta cũng có thể hội tụ nó vào hai mặt, đó là tri thức và niềm tin.

Hay nói như trường phái Satyasiddhi của Harivarman là mọi người có thể đến với đạo Phật bằng “Tùy tín hành” và “Tùy pháp hành”.

Tùy tín hành là đến và thực hành đạo Phật bằng niềm tin.

ùy pháp hành là đến và thực hành đạo Phật sau khi đã có sự học hỏi và chiêm nghiệm.

Đến với đạo Phật bằng con đường tri thức hay con đường Tùy pháp hành không phải là điều phổ biến đối với mọi người. Vì mọi người không phải ai cũng có đủ khả năng để loại suy trước khi tin, mà phần nhiều tin trước khi loại suy.

Do vậy, mọi người phần nhiều đến với đạo Phật bằng niềm tin hay bằng Tùy tín hành. Vì tín là yếu tố quyết định cho mọi hành động hướng về.

Đối với người học Đạo, hành Đạo, niềm tin không thể thiếu. Điều đó là hẳn nhiên. Nếu thiếu, thì không thể thực hiện được lý tưởng của mình. Nhưng có niềm tin mà niềm tin ấy không đặt trên một nền tảng vững chắc, không có một định hướng thì chắc chắn niềm tin ấy sẽ đưa người học Đạo, hành Đạo đến những kết quả sai lầm vô ích và sụp đổ.

Đặt niềm tin đúng vào điểm tựa vững chắc, chính là vấn đề thiết yếu cho người học Đạo và hành Đạo lúc này, lúc mà lịch sử nhân loại không trong sáng về tư tưởng, về tôn giáo, văn hóa, giáo dục, chính trị, kinh tế,... lúc mà lương tri và lương tâm của con người bị khuấy nhiễm bởi những thế lực vô minh, bởi những hành động sát hại, hơn thua, thắng bại.

Bởi vậy, mọi sự sinh hoạt của con người là giả hiệu từ bản chất; con người đã suy tư trong chiều hướng hơn thua, lừa phỉnh, đã hành động để sát phạt nhau in tuồng như thú tính phi nhân, đã phát ngôn theo lối điêu ngoa và xảo quyệt.

Nói khác, con người đang đứng trước một nền luân lý không thuần hiệu, không nhân bản. Vì vậy, con người đã nghi ngờ nhau đến nỗi phải hiệp định, phải thác ngôn, phải thỏa ước... Chính những dấu hiệu này chứng minh rằng, con người không có chút tin tưởng nhau nào trong cuộc sống.

Xác định niềm tin và hướng đi của người học Đạo và hành Đạo trong lúc này, chính là vai trò của “Tứ Bất Hoại Tín” (Abhedyaprasāda), nghĩa là bốn niềm tin không bị hủy hoại, không bị lay chuyển bởi những không điểm và thời tính.

Bốn niềm tin này, A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc luận gọi là “Tứ chứng tịnh” (Avetyaprasāda), tức là niềm tin trong sáng và thuần tịnh đối với Phật (Buddha), đối với Pháp (Dharma), đối với Tăng (Sangha), đối với Thánh giới (’Sīla).

Bốn niềm tin phát khởi bằng con đường tự nguyện, chứ không bằng con đường quyền uy áp đảo. Tự nguyện đến với đạo Phật, tự nguyện thực hành đạo Phật, để rồi tự thân chứng nghiệm đạo Phật. Sự chứng nghiệm càng sâu thẳm bao nhiêu, thì niềm tin lại càng trong sáng và thuần tịnh bấy nhiêu.

Khi nào người học Đạo và hành Đạo có được niềm tin trong sáng và thuần tịnh, thì khi ấy, người đó có được niềm tin vững chắc, ý chí quyết định, hướng đi chân xác và có điểm nương tựa an toàn để đi đến Giác ngộ, thành tựu Niết bàn.

Trừ khi những ai không muốn đi đến Giác ngộ và Niết bàn, thì họ có thể tin tưởng và nương tựa bất cứ nơi nào khác. Còn những ai muốn thành tựu Giác ngộ và Niết bàn, thì ngoài bốn niềm tin này ra, không còn có niềm tin và sự nương tựa nơi nào khác hơn nữa cả.

Trong sự nghiệp mong cầu Tuệ giác, thành tựu Niết bàn, bốn niềm tin này đưa người học đạo và hành đạo vượt qua những trở ngại của đời sống nội tâm và ngoại cảnh một cách dễ dàng, để thành tựu những gì cần thành tựu, chứng đắc những gì cần chứng đắc.

Bốn niềm tin ấy, chúng tôi đã khảo cứu và tuần tự biên thành bốn tập:

- Tập I: Niềm tin bất hoại đối với đức Phật

- Tập II: Niềm tin bất hoại đối với Pháp

- Tập III: Niềm tin bất hoại đối với Tăng

- Tập IV: Niềm tin bất hoại đối với Thánh giới

Những tập này, với hy vọng khiêm tốn là được làm người bạn chân tình đối với những ai muốn tin, hiểu và thực hành Phật giáo.

Ở trong cuốn sách này có những điểm nào ưu việt, thì đó là nhờ ân đức giáo dưỡng của Thầy và bạn chúng tôi. Trái lại, có những lầm lẫn nào, thì đó là sự vụng về của tôi.

Thích Thái Hòa

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Kích thước
14.5 x 20 cm
Lượt xem
184
Trọng lượng
2,60 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét