Thần Chú Trong Phật Giáo - Lê Tự Hỷ

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Lê Tự Hỷ NXB: Hồng Đức Hình thức: Bìa Mềm
Giá bán: 235.000 VNĐ

“Quyển Thần chú trong Phật giáo này giải thích khá đầy đủ ý nghĩa và nguồn gốc của thần chú, cách đọc và luôn cả cách viết của các thần chú, là tư liệu giúp củng cố và trau dồi tiếng Phạn cũng như qua đó thấy được sự cần thiết của việc học tiếng Phạn khi muốn tìm hiểu ý nghĩa thâm sâu của kinh điển Phật giáo đại thừa.”

(Trích: Lời giới thiệu)

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Khi tụng xong bài Bát nhã tâm kinh, ta đọc câu kết:

Yết đế yết đế ba la yết đế ba la tăng yết đế bồ đề tát bà ha.

Chúng ta đọc thì cứ chú tâm đọc cho rõ ràng chứ không cần biết nghĩa, vì thần chú là một trong năm thứ không dịch nghĩa mà ngài Huyền Trang đã đề nghị từ thế kỷ thứ 7 đến nay. Vấn đề còn lại là âm vận đọc phải cho đúng là được. Mấy mươi năm trở lại đây, phương tiện giao thông thuận lợi, kiến thức truyền bá dễ dàng. Bài chú ở cuối kinh Bát nhã được các nhà nghiên cứu phiên âm từ bản Phạn như sau:

Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svāhā.

Qua câu ghi trên, ta đọc sai ư? Người Trung Quốc phiên âm sai ư? Không phải như vậy! Người Trung Quốc phiên âm cho họ đọc dĩ nhiên phải đúng theo âm vận chữ phiên âm, đúng ít nhất tám mươi phần trăm trở lên. Chỉ có người Việt Nam chúng ta dùng chữ phiên âm đọc bằng âm Hán Việt nên bị lệch đi bảy mươi phần trăm là ít.

Gate mà đọc là yết đế; Pāra đọc là ba la thì cách biệt quá xa rồi!

Vị trí nước ta ở giữa hai khối văn hoá rực rỡ Ấn – Hoa, trong vòng ảnh hưởng hỗ tương, chúng ta cần cố gắng chắt lọc những gì tốt đẹp nhất, hợp lý nhất cho văn hoá dân tộc để tránh khỏi những gì sai sót không đáng có.

Cùng một chiều hướng đó, đạo hữu Lê Tự Hỷ sau nhiều năm nghiên cứu cho ra mắt mọi người tác phẩm Thần chủ trong Phật giáo sau một số bài viết có liên quan đến Phạn ngữ.

Trong tác phẩm, tác giả giải thích khá đầy đủ ý nghĩa và nguồn gốc của thần chú, cách đọc và luôn cả cách viết của các thần chú cũng được đề cập đến. Nhất là những chữ Siddham, chữ Tây Tạng cũng được minh hoạ đính kèm để người đọc dễ nhận biết so sánh.

Sau khi đọc xong quyển sách, ta thấy có được một số lợi ích: Biết rõ mình đọc đúng hay sai câu chú đang tụng.

Biết được câu chú mình tụng có ý nghĩa gì, tán thán hay cầu nguyện, là danh hiệu của Phật hay bồ tát.

Sau khi biết rõ ý nghĩa câu chú đang đọc, ta cung kính càng thêm cung kính, chí thành càng thêm chí thành. Sự tu tập càng mau thành tựu.

Xin chân thành giới thiệu cùng chư vị Phật tử xa gần quyển sách hữu ích này.

Huệ Quang, ngày 20 tháng 12 năm 2013

Tỳ kheo Thích Minh Cảnh

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
340
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
173
Trọng lượng
600 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét