Các Tác Phẩm Mỹ Thuật Về Đức Mẹ MARIA

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Henri Ghéon NXB: Mỹ Thuật Hình thức: Bìa Cứng Có Bao Nhựa
Giá gốc: 1.800.000 VNĐ
Giá bán: 1.620.000 VNĐ
Tiết kiệm: 180.000 VNĐ (-10%)

ĐỨC MẸ MARIA

(MARIA MÈRE DE DIEU)

Khi nghĩ đến Đức Mẹ Đồng Trinh, chúng ta được phép quên đi những hình ảnh đã từng hiện hữu, dù là trong các bức bích họa, các tượng đài điêu khắc, hay những đánh giá mang tính chủ quan, những định kiến đã cản trở tầm nhìn và mong ước của chúng ta

Đức Mẹ Maria - Mẹ Thiên chúa, đã không để lại gì cho chúng ta, như Con của Mẹ dường như đã làm, ít nhất đó là Tấm vải liệm Turin. Trong dòng lịch sử, họ tin rằng đã từng tồn tại một trong những mạng che mặt của Đức Mẹ Maria, được Nữ hoàng Irène trao cho Hoàng đế Charlemagne, sau đó được trao đổi giữa Chartres và Compiègne để bảo quản. Nhưng thật đáng tiếc là họ không hề lưu trữ tài liệu gì về “khuôn mặt” của Đức Mẹ.

Người ta nói rằng cha sứ Luca, một sử gia được truyền cảm hứng, đồng thời cũng là một bác sĩ và là một họa sĩ, không thể cưỡng lại mong muốn ngoan đạo sửa lại các nét trên những bức họa về Đức Mẹ Đồng Trinh trên giấy da hoặc gỗ bằng bút lông, thế nhưng những điều này không được lưu truyền trong các tài liệu nghiên cứu. Vài thế kỷ sau, các tác phẩm đã đến tay Pulchérie, Hoàng hậu của Byzance, ngay sau khi giá đã giảm xuống. Để làm hài lòng những người bạn và những người trung thành của Đức Maria, nhiều chân dung đã được thực hiện và lan truyền khắp thế giới....

Các họa sĩ đã tạo ra những bản sao của Đức Mẹ Maria, họ không chỉ sao chép, mà còn tái tạo, biến đổi thậm chí là bình thường hóa nó. Các mục sư đã khắc họa hình ảnh Đức Mẹ Maria theo đúng thiên chức thiêng liêng của Mẹ, tay phải đặt trên ngực, tay trái đỡ Chúa Hài đồng, đầu dưới áo choàng, nghiêng nhẹ về phía kỳ quan và nét mặt từ bi được hàng ngàn họa sĩ tôn giáo người Byzantine, người Florentine và người Flemish mô phỏng lại.

Điều đó khẳng định rằng không có gì hơn để vẽ từ những hình ảnh nguyên thủy ngoài những phác thảo sơ lược về hình ảnh “Đức Mẹ cầu nguyện” trong các hầm mộ cổ, có thể mang lại cho chúng ta những nét mơ hồ về khuôn mặt của Mẹ Thiên Chúa. Các tài liệu bằng văn bản sẽ không làm cho chúng ta hiểu thêm bất kỳ điều gì. Chúng ta hãy đặt câu hỏi với các sách Phúc âm: không có một mô tả nào về dung mạo Bà được ghi lại ở đó, hơn là những ngôi xưng Chúa, Mẹ. Lời nói, cảnh vật, của một sự thật chói lọi, tự nó bao hàm, gợi mở những cử chỉ, thái độ. Từ đó, tùy thuộc vào người họa sĩ, họ tự tìm ra những đường nét của mình.

Từ Thánh Bernard đến Thánh Bernadette, từ Thánh Mechtilde đến Catherine Labouré, họ đã có được đặc ân để trở thành những minh chứng cho sự hiện diện của Đức Mẹ Maria. Nhưng chúng ta có thể học được gì từ đây? Dịu dàng, đầy nước mắt, rạng rỡ, thậm chí đe dọa, chúng ta đừng quên rằng để bộc lộ bản thân mình trước loài người, Đức Mẹ Maria giáng thế, hoàn toàn thấm nhuần bởi sự rạng ngời này. Ánh hào quang này vượt qua sự rực rỡ của mặt trời đến mức không ngôn từ nào có thể diễn đạt nổi. Vì vậy, những con chiên ngoan đạo, những người được thưởng ngoạn cảnh tượng của Mẹ trên thế gian, họ có sứ mệnh truyền bá, và sẽ thành công trong việc miêu tả hình dạng, màu sắc, sự lộng lẫy của bộ quần áo kỳ diệu của Mẹ, nhưng sẽ thất bại trong việc truyền tải nó bằng hình ảnh. Thánh Mechtilde, nữ tu tại Saint Benoit, trong tu viện Helfta của người Saxon, sẽ mô tả “hạt sương lấp lánh từ vương miện của Mẹ, một hình bóng của ân sủng mà cô có trách nhiệm lan tỏa trên chúng ta”... Nữ tu Catherine Labouré, trong nhà nguyện ở Rue du Bac, sẽ không ngừng hoa mắt về chiếc váy sa tanh trắng của Mẹ. Những đứa con của Pontmain sẽ kể chi tiết về vương miện và về chiếc váy màu xanh rải rác những ngôi sao và cây thánh giá được cố định trên ngực. Salette sẽ nói về mái tóc của Mẹ, những vòng hoa trên áo và Bernadette của Lourdes sẽ miêu tả chiếc khăn thắt lưng màu xanh lam mềm mại, chiếc áo dài màu trắng nhạt, chuỗi tràng hạt làm từ ngọc trai, những bông hồng vàng đặt trên đôi chân trần. Một số sẽ thấy Mẹ khóc, một số khác thấy Mẹ cười... Nhưng đôi mắt nào đang khóc? Miệng nào cười? Chúng ta có thể liên hệ khuôn mặt này với hình mẫu nào? Một vị đến từ Massabielle đã kể tất cả những gì cô ấy biết cho nhà điêu khắc ngoan đạo được giao nhiệm vụ khắc họa Mẹ, cùng với sự chứng kiến của chúng tôi. Khi chứng kiến của bức tượng, cô chỉ biết thở dài và nói: “Không phải vậy đâu!”. Liệu một nhà điêu khắc thiên tài có thể làm tốt hơn? Có lẽ, để tái tạo hình ảnh bầu trời, cần có một chiếc bút lông được tạo ra từ đôi cánh của thiên thần.

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Vào đầu thế kỷ trước, Anne-Catherine Emmerich ở Westphalia, người làm sống lại các sách Phúc âm, đã tiết lộ cho chúng tôi những điều thú vị về dấu vết của Đức Trinh Nữ. Mặc dù lúc đó, cô đang nằm liệt giường và phải đau đớn vật lộn với căn bệnh của mình. Phải đến gần đây, các nghiên cứu lịch sử mới có đủ bằng chứng để xác nhận điều đó. Trong công bố của Anne- Catherine, tất nhiên Đức Trinh Nữ chiếm một phần lớn ở đó, nó không còn là vấn đề về viễn tưởng vinh quang, mà là về cái nhìn đầy tính hiện thực, xuyên thời gian, về các nhân vật và sự kiện từ mười chín thế kỷ trước. Và điều này đã thay đổi bộ mặt thế giới. Hình ảnh về Maria được xuất hiện khi mới ba tuổi, với “một làn da rất mỏng manh” cùng “mái tóc óng ả ngả vàng, xẹp xuống, chỉ xoăn ở phần cuối”. Năm mười bốn tuổi, khi đính hôn với Joseph, cô ấy “được bao phủ bởi một lớp áo màu xanh da trời và một tấm vải trắng buông xuống ngay dưới vai”.

“Đức Trinh Nữ, có mái tóc dày, màu vàng rực lửa, vầng trán cao, lông mày đen và cong tuyệt đẹp, đôi mắt to được tô bóng bằng hàng mi đen mà cô ấy vẫn hạ xuống như thường lệ, chiếc mũi thanh tú, thẳng và dài, chiếc cằm thon gọn, cái miệng đầy ân sủng cao quý. Cô ấy khá cao mặc trên mình đồ cưới phong phú với sự khiêm tốn, duyên dáng và trang nghiêm tuyệt vời.”

Chúng ta sẽ thấy trên đồi Canvê, nơi Jesus bị đóng đinh, Đức Mẹ với khuôn mặt đỏ bừng vì nước mắt và đau đớn. Vào đêm trước cái chết của Jesus, người ta sẽ thấy “không có nếp nhăn cũng như bất kỳ dấu vết trên gương mặt Mẹ”. Đức Mẹ Maria dường như đã “bị tiều tụy bởi ước muốn cùng cực đó là gặp lại Con của Mẹ”. Người chứng kiến tại đó đã nói rằng “Tôi chưa bao giờ thấy cô ấy cười, mà chỉ cười với vẻ cảm động vô hạn. Càng lớn lên, khuôn mặt của cô càng trở nên trắng và trong suốt, và sự gầy gò cực độ của cô gần như mang dáng vẻ của một linh hồn ... được bao trùm toàn bộ bởi lớp áo cầu nguyện và tang tóc.”

Liệu chúng ta có ghi nhận sự chân thành của Anne-Catherine Emmerich hay không, hay phải giữ sự khách quan mà chúng ta dành cho những nhận định mơ hồ của cô ấy. Nhưng chúng ta không thể cấm đoán trí tưởng tượng cá nhân và ký ức vô thức dựa trên một số bức tranh và lòng mộ đạo. Tuy nhiên, có bao nhiêu chi tiết được nêu ra lại phù hợp với thực tế mà cô ấy chưa được biết trước đó - phụng vụ, phong tục, trang phục và phong cảnh bằng tiếng Do Thái - mà cô ấy không thể tiếp cận chỉ bằng cách thức tỉnh. Đây là lý do tại sao, vào thời điểm đó chưa có những tài liệu xác thực, họ nghĩ rằng cần phải phản bác những luận điểm của cô ấy. Trinh nữ cao, tóc vàng, cao quý và tốt đẹp, với đôi lông mày cong đen đẹp đẽ, đáp lại ý tưởng hình thành về cô ấy bởi tình yêu kính trọng của chúng tôi. Do đó cô ấy xuất hiện trong chính hình ảnh của linh hồn cô ấy. Trở lại với những họa sĩ, những người đã làm tôn lên hình ảnh của Ngài qua nhiều thế kỷ, họ đã cố gắng lột tả tâm hồn của Ngài bằng sự hỗ trợ yếu ớt của một truyền thống xa xôi. Họ đã cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về điều đó, giống như các nhà truyền giáo, rằng Giáo hội soi sáng để vẽ nên hình bóng của Đức Mẹ trong chúng ta.

Chúng ta chỉ biết về Đức Mẹ Maria qua những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời trần thế của Đức Mẹ và qua một vài trích dẫn thiết yếu về vai trò trong quá khứ, hiện tại, tương lai của Đức Mẹ đối với Chúa... Tuy không có gì nhiều nhưng chính xác lại là những yếu tố cốt lõi cần có, bởi vì nghệ thuật tôn giáo thực sự không bao giờ bắt đầu từ những vẻ bề ngoài mà phải khơi dậy những vẻ bề ngoài tương xứng với cốt lõi bên trong. Chúng ta hãy tưởng tượng những họa sĩ bậc thầy mà chúng ta đang cố gắng bình luận về tác phẩm của họ đã cố gắng thể hiện các vấn đề phong phú như thế nào về: sự trưởng thành, giai đoạn ấu thơ, tình mẫu tử, đồi Canvê, hình ảnh của một cô gái trẻ được bảo vệ khỏi tội lỗi và được định sẵn là mang một vị Chúa trong bụng cô. Họ sẽ vẽ nó như thế nào? Những trích đoạn đẹp đẽ, hoành tráng, bi kịch đã được lột tả như thế nào? Lòng mộ đạo sẽ hỗ trợ thiên tài bao xa? Và thiên tài sẽ sùng đạo đến mức độ nào? Tôi sẽ không đưa ra những nhận định chủ quan, giải pháp, câu trả lời cho các vấn đề nhưng ít nhất tôi sẽ đề ra nó.

Ở đây chúng tôi chỉ bàn về các tác phẩm hội họa, nếu không nó sẽ trở thành một câu hỏi quá rộng, vậy nên trước hết chúng tôi cần thu hẹp chủ đề này. Trước nguy cơ các tác phẩm mỹ thuật đáng ngưỡng mộ sắp được trình bày sau đây có khả năng sẽ bị hư hoại theo thời gian, dựa trên những kiệt tác đa dạng nhất và ít tranh cãi nhất về Đức Mẹ, từ sơ khai cho đến thế kỷ 17. Và chúng tôi sẽ không đi xa hơn nữa bởi vì chúng tôi sẽ khiêm tốn thú nhận rằng đó là tác phẩm điêu khắc, nếu tôi tham khảo sở thích và trái tim của tôi, rằng tôi sẽ thích sự lộng lẫy của Mẹ Thiên Chúa trên điêu khắc và nghệ thuật tranh kính hơn. Trong tiêu chuẩn của tôi về nghệ sĩ và Ki-tô giáo, không có bức bích họa nào, không có bức tranh nào đáng ngưỡng mộ như những bức tượng thời trung cổ của Chartres, Reims, Amiens... Không có một thánh đường nào bây giờ có thể lột tả được hình bóng của Đức Mẹ Đồng Trinh trong những nếp gấp của áo choàng với vẻ uy nghi và sự duyên dáng vốn có của nó, sự hiếm có và đơn giản của nó, sự thật xác thịt và sự rạng rỡ tỉnh thần của nó. Nói một cách thực tế, tất cả những gì mà hội họa mang lại cho chúng ta, những gì thuần khiết nhất và chân thật nhất, từ tác phẩm của Giotto đến Raphaël... điều này như những trò chơi tưởng tượng về màu xanh bao quanh Đức Mẹ Maria như một nguồn vui vô tận dường như nảy nở từ trái tim Đức Mẹ?

Hãy để lại những hối tiếc của chúng tôi ở đó. Nếu những người thợ thủ công xuất sắc của thế kỷ 11 và 12 thực hiện các tác phẩm về Đức Mẹ Maria bằng đá và đôi khi bằng thủy tinh, đến mức làm cho Đức Mẹ sống giữa chúng ta như một người bạn đồng hành và từ đó chúng ta sẽ không còn bị chia cắt hoặc ở trên chúng ta, như một nữ hoàng ánh sáng. Những họa sĩ vĩ đại cũng vậy, họ kéo Đức Mẹ ra khỏi bức tường để thuyết phục chúng ta về sự tồn tại của Ngài, khiến chúng ta cảm động và làm chúng ta thích thú! Có lẽ sẽ có nhiều công đức hơn. Nghệ thuật mà họ thực hành rất rực rỡ, nhưng đồng thời cũng thật lạnh lẽo: đó là thứ nghệ thuật sử dụng nhiều màu sắc trên bề mặt phẳng. và mọi thứ đều có thể vẽ, mô tả như: thể tích, trọng lượng, ánh sáng, độ sâu. Trước khi bắt đầu, tôi xin phép thú nhận điều đó.

Có vẻ phù hợp và thuận lợi nếu chúng ta chia những tác phẩm này theo bốn giai đoạn, tương ứng với bốn giai đoạn thiết yếu của Đức Mẹ Maria từ khi sinh ra đến khi đăng quang, được sáng tác bởi các họa sĩ người Byzantines, người Ý, người Pháp, người Flemish, người Đức, người Tây Ban Nha.

Từ Ave Maria: Kính mừng Maria; Mater Amabilis: Đức Mẹ kính yêu; Mater Dolorosa: Đức Mẹ sầu bi. Và cuối cùng, Regina Coeli: Nữ hoàng bầu trời, chủ quyền vinh quang của các thiên thần và là người trung gian giữa con người và bầu trời.

Sự thật mà nói, về niên đại của nghệ thuật, về đạo đức và cả về thần học, thì Đấng khải hoàn xuất hiện trước tiên. Các bức tranh khảm thời Byzantin trong các vương cung thánh đường ở Rome, Ravenna và một vài bức bích họa của nhà thờ Roman còn được bảo tồn khiến nó trở nên uy nghiêm, cố định, ở độ cao, trên một ngai vàng lớn, được dát vàng, đôi khi được bao quanh bởi các thiên thần. Đây là cách Cimabué và Giotto vẽ lại Đức Mẹ trước khi Ngài bước xuống từ vinh quang, theo Chúa Kitô, để trút bỏ gánh nặng của một số phận nơi mà sự dịu dàng và đau khổ được tạo thành. Chỉ một thời gian rất lâu sau khi Cộng đồng Êphêsô, nơi thánh hiến Theotokos của Mẹ, Mẹ Thiên Chúa, nghệ thuật đó mới cho phép tự nó tái sinh Chúa và Đức Mẹ Maria theo hình ảnh vốn đã ở trong tâm trí và trái tim của các con chiên, để cho cả hai có một sự hợp lý, mang theo hình dạng con người giống như hình dạng được miêu tả trong các sách Phúc âm. Từ đó trừu tượng, cách điệu nhường chỗ cho hiện thực. Chính chuỗi diễn biến trái đất Hóa thân, Làm mẹ, đồi Canvê và Phục sinh - phá vỡ khuôn khổ áp đặt bởi một sự tôn kính lạnh lùng với Mẹ. Cảm hứng tôn giáo và đặc biệt là “Đức Mẹ” bỗng thấy mở ra trước mắt giống như một cánh đồng không giới hạn, nơi tất cả con người và tất cả các đấng thiêng liêng đều cư ngụ. Đây là nơi chúng ta sẽ theo chân các bậc thầy, theo bước chân của Đức Trinh Nữ, người dẫn dắt họ từng bước trong cuộc đời.

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
216
Kích thước
24 x 31 cm
Lượt xem
192
Trọng lượng
2,40 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét