Hegel

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
NXB: Tri Thức Hình thức: Bìa Mềm Tay Gấp
Giá gốc: 115.000 VNĐ
Giá bán: 92.000 VNĐ
Tiết kiệm: 23.000 VNĐ (-20%)
 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

(Georg Wilhelm Friedrich Hegel 1770 - 1831)

Logic biện chứng của Hegel

Logic học là một môn học nhằm xác định những quy luật và hình thức tư duy chính xác trong việc nhận thức chân lý. Thế nhưng từ logic hình thức của Aristote bước sang logic biện chứng của Hegel, chúng ta thấy có một khác biệt lạ lùng: logic hình thức thì “tĩnh” phản ánh thế giới hoàn toàn im lìm, bất động còn logic biện chứng lại “động” phản ánh thế giới luôn luôn biến đổi khác với trước. Logic hình thức đặt nền tẳng trên nguyên lý đồng nhất và tối kị mâu thuẫn. Trái lại, logic biện chứng lại đề cao nguyên lý mâu thuẫn, coi mâu thuẫn như là điều kiện của mọi tiến bộ trong vũ trụ.

Hegel quan niệm rằng sự vật nào cũng luôn luôn biến dịch theo luật biến chứng, tức theo một quá trình gồm 3 nhiệp: chính đề (tức quyết thể), phản đề (hủy thể) và hợp đề (hủy thể của hủy thể). Như vậy, mâu thuẫn xuất hiện ở nhịp hai để phá vỡ tình trạng hiện có, đưa sự vật đến một tình trạng hoàn hảo hơn. Chẳng hạn tình trạng mù chữ (chính đề) phải bị hủy đi bằng sự học đọc học viết (phản đề) thì ta mới trở thành người biết chữ (hợp đề). Nhưng tình trạng mới biết đọc biết viết sẽ bị vượt qua để tiến tới một tình trạng có kiến thức cao hơn. Do đó, mọi vật muốn tiến bộ, phải hủy tình trạng cũ để đạt đến tình trạng mới; rồi lại hủy tình trạng mới để đạt đến tình trạng mới hơn nữa… Cứ thế sự vật biến dịch đến vô tận cho đến khi Tinh Thần Tuyệt Đối tự giác mình là Tuyệt Đối.

Vậy không có vật nào giữ mãi ở trạng thái lầm lì, bất biến. Dù là đất đá vô tri giác cũng vẫn thay đổi như thường. Dù là đất đá vô tri giác cũng vẫn thay đổi như thường. Cho nên có thể quyết rằng mọi vật, nhanh hay chậm, bao giờ cũng đổi ra khác. Và động lực biến chúng ra thành khác chính là do ở sức mâu thuẫn ẩn chứa trong mỗi sự vật.

Nhưng theo Hegel, các sự vật sau khi tiến qua chính đề và phản đề để đạt tới tình trạng hoàn hảo hơn ở hợp đề thì chân lý trong mỗi trường hợp đó cũng chỉ là một chân lý phiến diện, thiếu hụt, chưa tròn đầy. Bởi vì mỗi hợp đề như vậy rồi sẽ trở thành một chính đề mới và sẽ lại bị hủy bởi một phản đề khác. Cho nên cái chân lý lý tưởng, đối với Hegel, phải là một chân lý “toàn diện”. Cái chân lý ấy chỉ xuất hiện ở tận cùng lịch sử, ở một “nhịp ba tối cao”, bao trùm hết mọi đối nghịch và mâu thuẫn trong vũ trụ. Đó là lúc, sau khi trải qua hết cuộc hành trình của số kiếp, Tinh Thần Tuyệt Đối nhận ra mình: nhận ra rằng mình là nguồn gốc của mọi mâu thuẫn và biến dịch ở đời, mình là tác giả của mọi vật trong vũ trụ.

Thông tin thêm

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028 6265 2039)

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
320
Kích thước
12 x 20 cm
Lượt xem
124
Trọng lượng
400 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét