Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa Cận Đại - Ma Thiên Tường (Bộ 2 Quyển)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Ma Thiên Tường NXB: Tôn giáo Hình thức: Bìa Cứng Có Hộp
Giá gốc: 1.268.000 VNĐ
Giá bán: 1.141.200 VNĐ
Tiết kiệm: 126.800 VNĐ (-10%)

Việc tuyển dịch cuốn Lịch sử Phật giáo Trung Hoa cận đại của tác giả Ma Thiên Tường này của chúng tôi, không ngoài mục đích cung cấp cái nhìn khách quan hơn về sự vận động của Phật giáo thời cận đại.

Đây là tác phẩm không dễ đọc, vì nội dung của nó đa phần thuộc về tư tưởng, cũng như quan điểm của các nhà nghiên cứu Phật học cận đại. Tuy vậy, nó cũng sẽ cho chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về Phật giáo Trung Quốc cuối thời nhà Thanh, đầu Trung Hoa Dân Quốc với những gương mặt tiêu biểu như: Cung Tự Trân, Dương Nhân Sơn, Chương Thái Viêm, Đàm Tự Đồng, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Thái Nguyên Bồi, Âu Dương Cánh Vô, Hồ Thích, Suzuki, Tưởng Duy Kiều, Thang Dụng Đồng, Thái Hư, Hùng Thập Lực... họ ngoài là những danh nhân, chí sĩ, nhà khoa học, nhà tôn giáo... ra, còn là những học giả có nhiệt tâm hướng Phật, muốn thông qua Phật giáo để tìm con đường giải phóng bản thân, giải phóng dân tộc và nổi bật nhất là các phong trào vận động cải cách, chấn hưng Phật giáo.

Một trong những điểm đặc sắc và nổi bật của công trình nghiên cứu lịch sử này là sự xuất hiện những gương mặt của hàng cư sĩ ngoại hộ của Phật giáo, họ dám nêu ra quan điểm dường như trái với cách nhìn nhận về lịch sử Phật giáo của những người đi trước. Mặc dù họ đầy nhiệt tình, giàu tín tâm hướng Phật nhưng không vì thế mà bị che mờ và bỏ qua những bất cập trong chế độ sinh hoạt của hàng tăng sĩ Phật giáo. Từ đó, giúp người đọc không mê muội trong niềm tin tôn giáo mà cần có thái độ phê phán và tư duy phản biện lịch sử nhằm giúp bản thân tiệm cận với sự thật lịch sử hơn. Để tri ân những vị đại sư, những vị cư sĩ, những học giả đã đóng góp công sức vào việc chấn hưng Phật giáo Trung Hoa trong thời cận đại, trong tác phẩm này, chúng tôi chủ động chèn thêm hình ảnh, chân dung và tiếu tượng của hai mươi sáu nhân vật tiêu biểu trong phong trào chấn hưng Phật giáo. Theo đó, phụ chú thêm thông tin vắn tắt, cơ bản của từng vị.

- Thích Đàm Thái -

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

>> Sách Xưa

>> Sách Tuyển Chọn

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Lịch sử tôn giáo, nhất là các tôn giáo lớn như Phật giáo thu thường liên quan đến nhiều vấn đề lớn của xã hội như chính trị, văn hóa, kinh tế... giữa chúng có mối đan xen, chế ước vô cùng phức tạp. Do vậy, nó là đối tượng cần được nghiên cứu, đánh giá trên rất nhiều bình diện khác nhau. Chính vì vậy nên yêu cầu nhà nghiên cứu và cả độc giả của ngành học này phải có một mặt bằng tri thức rộng, một cái nhìn đa diện và một tinh thần cởi mở. Vì nếu chỉ đứng trên bình diện tri thức khoa học để phán xét tôn giáo, hay dùng tình cảm tín ngưỡng để nhận định tôn giáo, thì đều mang tính phiến diện. Bởi nhà tôn giáo viết sử mặc nhiên họ sẽ dựa trên quan điểm cá nhân, tích cực có lợi cho tôn giáo mình và như vậy sẽ phần nào phản ánh thiếu trung thực về sự thật lịch sử. Còn nhà sử học thì lại dựa vào luận chứng để đưa ra kết luận thì chỉ có thể phản ánh được biểu hiện của vấn đề, nhưng lại thiếu đi sự bao dung, thấu hiểu và hơn hết là tinh thần tôn giáo.

Trong thời gian du học, người dịch có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các học giả, các chuyên gia về lĩnh vực lịch sử nói chung và lịch sử Phật giáo nói riêng; có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu về hệ thống thư tịch và các sử liệu nguyên cấp về Phật giáo; những công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo một cách có hệ thống và khá chi tiết, nhận thấy những tài liệu này có thể bổ khuyết cho những hạn chế về Lịch sử Phật giáo Hán truyền mà chúng ta tiếp xúc từ trước đến nay tại Việt Nam. Một trong số đó là tổng tập Lịch sử Phật giáo Trung Hoa do Lý Tiễn Lâm và Thang Nhất Giới đồng chủ biên. Đây là bộ sử Phật giáo Trung Hoa tương đối hoàn chỉnh với số lượng lên đến hàng chục quyển, bao gồm: 1. Lịch sử Phật giáo Hán - Ngụy, Lưỡng Tấn, Nam - Bắc Triều; 2. Lịch sử Phật giáo Tùy - Đường, Ngũ Đại; 3 Lịch sử Phật giáo Tống, Nguyên, Minh, Thanh; 4. Lịch sử Phật giáo cận đại; 5. Văn tự Phật Giáo; 6. Mỹ thuật Phật giáo; 7. Lịch sử Phật giáo Tây Tạng; 8. Lịch sử Phật giáo Thượng Tọa Bộ phương Nam; 9. Lịch sử giao lưu Phật giáo Trung - Hàn; 10. Lịch sử Phật giáo Trung Quốc truyền sang Nhật Bản...

Mục đích nhóm tác giả như trong bài tựa đã nói: “Chúng ta hay nói là lịch sử... gì đấy của Trung Quốc, nhưng thực tế, thì đó là lịch sử của dân tộc Hán, nay sửa lại thành từ "Trung Hoa, có nghĩa là: nó không chỉ là tiếng nói của dân tộc Hán, mà còn là tiếng nói chung của tất cả dân tộc, mang tín ngưỡng văn hoá Phật giáo trong phạm vi cả nước”. Có thể nói, đây là công trình đồ sộ, có sự đầu tư lớn, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu có hệ thống về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, sẽ đem đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ hơn về tổng quan lịch sử Phật giáo trên lãnh thổ Trung Quốc qua các thời kỳ. Nội tại bản thân Phật giáo cũng như một hình thái xã hội thu nhỏ, nó cũng bao hàm nhiều mối quan hệ tương hỗ, dung hợp lẫn nhau về mặt học thuật lẫn tư tưởng. Bên cạnh đó, cũng tồn tại những mâu thuẫn gay gắt thúc đẩy sự lớn mạnh hoặc suy yếu của những tông phái khác nhau trong từng thời kỳ lịch sử. Ngoài ra, bộ sử còn tổng hợp khái quát những xu hướng nghiên cứu với những học giả tiêu biểu cho từng trường phái học thuật; sự ảnh hưởng của nội học cũng như học thuật ngoại lai đến sự phát triển lịch sử nghiên cứu Phật giáo.

Trong quá khứ, từng có nhiều triều đại được xem là thời kỳ hoàng kim của Phật giáo. Khi đất nước thái bình, nền kinh tế chính trị được phát triển ổn định, giới cầm quyền cũng đã nhận thấy được những giá trị mà đạo Phật có thể đem lại trong việc bổ sung giá trị tinh thần, hoạt động văn hóa, thuần hóa lòng dân... Họ nhận thấy được tác dụng “giáo hóa” của Phật giáo rõ ràng đã thấm sâu đến mọi giai tầng trong xã hội. Điều này giúp Phật giáo có nhiều cơ hội được phát triển và hoàn thiện hơn. Để có được một nền văn hóa Trung Quốc với lịch sử lâu đời, đa dạng và nhiều màu sắc như hiện nay, không thể phủ nhận đóng góp to lớn của Phật giáo trên mọi phương diện. Như đã biết, dân tộc Hán là dân tộc thực dụng, họ triệt tiêu những gì không phù hợp với văn hóa mình, chỉ giữ lại những gì khả dụng. Ngụy – Tấn, Nam Bắc Triều là thời kỳ Phật giáo hóa Trung Quốc, nhưng đến thời Tùy Đường thì đã chuyển thành Trung Quốc hóa Phật giáo. Người Hán vẫn bảo lưu tư tưởng chính của đạo Phật như Duyên khởi, Tính không, Bát nhã... nhưng được hiểu theo cách hiểu của Huyền học, của Lão Trang.

Thời cận đại, với bối cảnh lịch sử đa chiều, đa văn hóa, cho nên cách nhìn nhận của người ta không còn đóng khung trong những tháp ngà tư tưởng như trước đây. Chúng ta tiếp xúc với hệ tư tưởng mới qua lăng kính kiến thức kinh nghiệm, bên cạnh sự phức tạp về tương tưởng, thì dữ liệu và những con số là cái vừa mới vừa cũ, mà nếu không cẩn thận thì sự nhập nhằng rối rắm của nó sẽ gây nhàm chán, thậm chí nhiều khi rơi vào phiến diện. Việc dựa trên những giả thuyết, sự đa nghĩa của văn bản để xuyên tạc, hiểu sai, cũng như kết luận một cách thiếu chính xác dựa trên cảm thụ và tư duy cá nhân là hiện tượng khá phổ biến.

Điểm lại danh mục các tác phẩm đã nghiên cứu, biên dịch về chủ đề lịch sử Phật giáo Hán truyền ở Việt Nam, chúng tôi thấy rằng, tác phẩm này có tính bổ khuyết, hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử, nhất là mảng lịch sử Phật giáo thời cận hiện đại. Tâm lực tuy lớn nhưng trước sự phong phú đến phức tạp của tư liệu; sự khó khăn trong vấn đề diễn đạt sao cho trung thực với thông tin trong nguyên ngữ; trong quá trình biên dịch, mặc dù đã đắn đo cân nhắc từng câu chữ, song do kiến thức có hạn, chắc chắn bản dịch vẫn còn nhiều khiếm khuyết, kính mong Chư tôn Thiền đức và chư vị thiện tri thức phủ chính để dịch phẩm được hoàn thiện hơn.

Thích Đàm Thái

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét