Toàn Tập Toàn Nhật Quang Đài - Lê Mạnh Thát (Bộ 2 Tập)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Lê Mạnh Thát NXB: Tổng Hợp TP.HCM Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 275.000 VNĐ

Toàn Nhật là một nhà văn, nhà thơ lớn của lịch sử văn học dân tộc ta, là một nhà tư tưởng lớn, có những quan điểm độc đáo đầy sáng tạo đối với lịch sử tư tưởng thế kỷ thứ XVIII và cũng là một vị thiền sư đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nhưng cho đến nay, tên tuổi và sự nghiệp của ông đã bị chìm vào quên lãng. Tác phẩm của ông vì tản mạn khắp nơi, nên có tác phẩm đã lọt vào kho tàng những truyện vãn vô danh. Do thế, cần có một nỗ lực nghiên cứu về cuộc đời của Toàn Nhật và tập hợp tất cả những tác phẩm hiện đã tìm thấy, để làm tư liệu cho những người nghiên cứu văn học, sử học, tư tưởng và ngữ học của giai đoạn lịch sử đầy biến cố vào nửa sau thế kỷ thứ XVIII. Toàn Nhật thiền sư toàn tập ra đời là nhằm thể hiện nỗ lực ấy.

Đây là một nỗ lực đầu tiên, nên đương nhiên không tránh khỏi những thiếu sót. Hy vọng rằng dù với những thiếu sót ấy Toàn Nhật thiền sư toàn tập vẫn đáp ứng một phần nào mục đích đã được đề ra.

Vạn Hạnh, Mùa Phật Đản 2523 (1979)

Lê Mạnh Thát

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

>> Sách Xưa

>> Sách Tuyển Chọn

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Toàn tập Toàn Nhật Quang Đài xuất bản lần này chỉ là một bản in lại của Toàn Nhật thiền sư toàn tập I và II ra đời năm 1979 với một số bổ sung. Có bốn bổ sung đáng chú ý cần phải nêu ra ở đây.

Thứ nhất, về niên đại, trong lần xuất bản trước, do chưa tìm thấy được long vị của Toàn Nhật, chúng tôi chỉ đoán định là rơi vào khoảng những năm 1750-1832. Lần này, nhờ công tác sưu tầm trên 20 năm qua, long vị của Toàn Nhật đã được tìm thấy tại chùa Phổ Quang, thôn Phổ Trạch, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, trên đó ghi năm mất, năm sinh của Toàn Nhật một cách rõ ràng. Đó là “Đinh Sửu niên thập nguyệt nhị thập bát nhật Tỵ thìn lại. Giáp Ngọ niên tử nguyệt sơ lục nhật Dần thìn khứ”. Như vậy, Toàn Nhật sinh vào giờ Tỵ sáng ngày 28 tháng 10 năm Đinh Sửu, tức khoảng 9 đến 11 giờ sáng ngày 10/12/1757 và mất vào giờ Dần ngày mồng 6 tháng 4 năm Giáp Ngọ, tức từ 3 đến 5 giờ sáng ngày 14/5/1834. Công phát hiện ra long vị này thuộc về nhà nghiên cứu Đặng Quý Địch, tác giả các tập sách Nhân vật Bình Định (1992), Đào Duy Từ khảo biện (1998) ..., trong lá thư đề ngày 28 tháng 5 năm 2000. Nhân đây chúng tôi xin cám ơn thông báo khoa học vừa nêu đã gởi cho chúng tôi.

Thứ hai, về tên đạo của Toàn Nhật, trong lần in này, nhờ chúng tôi phát hiện ra long vị thờ tại chùa Phổ Đà của thành phố Đà Nẵng, chúng ta biết thêm pháp tự của Toàn Nhật, mà trước đây qua các văn bản và long vị thờ tại chùa Phổ Quang không thấy nói tới. Đó là Toàn Nhật có pháp tự là Vi Bảo và pháp hiệu là Quang Đài. Dòng thiền Chúc Thánh do Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo lập ra có một đặc điểm mà các dòng thiền khác không có. Ấy là ngoài bài kệ để đặt pháp danh, quy định một đệ tử có pháp danh thuộc vào dòng thiền nào, tức bài Minh thiệt pháp toàn chương..., dòng Chúc Thánh lại có thêm bài kệ đặt pháp tự cho những người xuất gia, tức bài Đắc chánh luật vi tông... Vì Toàn Nhật là đệ tử của Pháp Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm nên có tên là Toàn Nhật Vi Bảo Quang Đài.

Thứ ba, trong lần in trước, khi nói về quê quán của Toàn Nhật, chúng tôi cho là chúng ta không biết được. Trong lần in này, sau khi nghiên cứu lại chính cách dùng từ trong các tác phẩm Toàn Nhật, chúng tôi tạm đề xuất quê của Toàn Nhật có thể là vùng đất Thuận Hoá. Cơ sở cho một đề xuất như thế xuất phát từ cách dùng các từ như mần ri, này..., những từ mà người quê vùng Thuận Hóa, tức vùng Trị Thiên ngày nay vẫn còn dùng một cách phổ biến.

Thứ tư, do tiếp tục sưu tầm, chúng tôi phát hiện thêm một thù bản khác của Hứa sử truyện vẫn tại chùa Tây Thiên thành phố Huế. Thủ bản này do thiền sư Pháp Tạng chùa Phước Sơn ở tỉnh Phú Yên chép vào năm Thành Thái Ất Mùi (1895). Thủ bản này có thể đã được chép lại từ truyền bản Vạn Giã, nhưng có một số chữ quốc âm đã viết theo lối viết cuối thế kỷ XIX.

Ngoài ra, trong lần xuất bản này, chúng tôi cũng cho chỉnh sửa một số những sai sót, mà lần in trước đã gặp phải. Dẫu thế, khả năng còn có thiếu sót tất không thể nào tránh khỏi. Xin bạn đọc góp ý và cung cấp thêm cho chúng tôi những tư liệu mới, nếu được, để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn.

Toàn Nhật xuất hiện khi nền Phật giáo đang phát triển mạnh theo chủ trương cư Nho mộ Thích do chúa Nguyễn Phúc Chu đề ra. Cho nên, nội dung chủ trương cư Nho mộ Thích ấy đã thể hiện một phần nào trong tác phẩm của thiền sư. Nghiên cứu tác phẩm của Toàn Nhật có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn giai đoạn Phật giáo ấy.

Vạn Hạnh, Mạnh đông năm Giáp Thân (2004)

Lê Mạnh Thát

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

 

Thông tin sản phẩm

Kích thước
14.5 x 20.5 cm
Lượt xem
237
Trọng lượng
1,50 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét