Tủ Sách Huyền Không Sơn Thượng 2022: Chèo Vỡ Sông Trăng (Thơ 2022)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh NXB: Văn học Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 150.000 VNĐ
Với bốn tập thơ “Chèo Vỡ Sông Trăng”, “Đá Trắng Chiêm Bao”, Tình Mẹ Mùa Báo Hiếu” và “Lửa Lạnh Non Thiêng”. Minh Đức Triều Tâm Ảnh được biết đến như một hiện tượng độc đáo trong làng thơ Huế. Độc đáo bởi vì giữa đông đảo những giọng điệu thơ, người đọc vẫn tĩnh tại chỉ có ở một thiền sư. Độc đáo bởi vì thơ ông là một bản hòa tấu tuyệt vời giữa thơ ca, con người và thiên nhiên. Đồng thời, khác với thơ của nhiều đồng đạo, thơ ông còn thấm đẫm nỗi băn khoăn, day dứt, trăn trở, suy tư với cuộc đời này. Tất cả những điều đó đã làm nên một thế giới thơ rất riêng mà chúng tôi tạm gọi là: “Cõi thơ của Minh Đức Triều Tâm Ảnh”.
 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Cõi thơ của Minh Đức Triều Tâm Ảnh là một không gian riêng biệt, không gian đặc trưng của chốn tu hành với khung cảnh của Huyền Không Sơn Trung (Chùa Huyền Không) và Huyền Không Sơn Thượng (Triều Sơn Phương). Tác giả đã hội tụ về cõi thơ của mình cả một thiên nhiên phong phú, đầy đủ hoa lá, cỏ cây, sương mai, trăng khuya, con sông, dòng suối, cội đá, bờ lau… Cả vũ trụ ùa vào trong thơ ông với tất cả sự tinh khôi, trong lành và vô nhiễm. Hình như trong bất cứ bài thơ nào của nhà sư cũng đều có hình bóng của thiên nhiên và thiên nhiên bao giờ cũng tĩnh lặng, thanh thoát, u nhã như những bức cổ họa:

Gốc tùng và cội đá Hoa nở đã ngàn năm Trượng mây nhìn thương hải Non ẩn nửa vầng trăng

Đến với thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh, người đọc như được tắm mình “đường mây”, “điệu suối”, trong thế giới của hoa rừng, chim núi, có tia nắng hồng buông neo giữa hai bờ tịch mịch. Thấp thoáng trong không gian vũ trụ bao la ấy là mái tranh, hiên chùa đơn sơ giản dị và gần gũi như chính chủ nhân của nó. Người đã tạo nên cuộc hẹn hò bất tận giữa con người với thiên nhiên.

Bắt nguồn từ cội rễ của thơ ca phương Đông, thiên nhiên trong thơ của Minh Đức Triều Tâm Ảnh là bầu bạn, là tri kỷ của con người. Thiên nhiên như những thực thể sống động hữa linh, hữa tình, hữa cảm bởi người nghệ sĩ đã đem cái tâm của mình mà phổ vào thiên nhiên:

Có lúc bên trời sương nước ngủ Lòng mây thao thức một vầng trăng

Nếu không có sự hòa điệu đến tuyệt vời giữa con người và thiên nhiên, giữa tiểu vũ trụ trong lòng đại vũ trụ thì làm sao nhà thơ có thể cảm nhận được thao thức của vầng trăng và cành mai bên triền núi, hiểu được giấc chiêm bao của đá và ký ức của dòng sông.

Như người xưa từng nói “Nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy (kẻ nhân thích sống ở núi, kẻ trí thích sống ở biển) nhà sư Minh Đức đã chọn Triều Sơn Phương bốn bề núi phủ làm nơi “lập am”, tạo cảnh” để tu hành. Và trong không gian thơ ông cũng ngập tràn hơi thở của Triều Sơn Phương – nơi có những bài thơ bạc đầu trên đá mà “trăng vẫn từng ghé đọc”. Đó là “cõi này”, là “chỗ chẳng trời, chẳng đất” mà nhà thơ gọi một cách trìu mến là “quê tôi”.

Quê tôi cây lá bốn mùa Có thơ suốt sáng Có chùa đầy trăng (Quê tôi)

Bên cạnh không gian thực của chốn thiền môn với gốc tùng, cội đá, thung lũng, mái tranh… còn có một không gian huyền ảo luôn hiện hữu trong thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Đó là không gian huyền diệu của tâm thức thiền:

Con sông hai lần chảy lên núi thẳm nên gót trần ta dẫm ngược lộ trình mây ghé quán trạm tìm vầng trăng đã mất ghé chùa xưa thăm tượng Phật lâu ngày(Sông chảy hai lần)

“Sông chảy hai lần” hay “dòng sông không chảy” đều không phải là dòng sông có thực của đất trời mà dòng sông của riêng Minh Đức Triều Tâm Ảnh – dòng sông của thiền tâm. Cũng giống như khi nhà thơ nói “bước ngược chân không, về thăm miền bè bạn” thì đã có sự hiện diện của hư vô, của cõi phiêu bồng vốn chỉ tồn tại trong tâm thức, trong ý niệm của thiền sư, mà những kẻ tục sĩ khác không thể thấy được.

Không gian của tâm thức thiền tạo nên một vẻ đẹp “bán vô bán hữu” lung linh diệu vợi khiến cho thơ của nhà sư có một nội lực riêng, một sức quyến rũ riêng không lẫn với những bài thơ vịnh cảnh, tả cảnh của nhiều nhà thơ khác.

Trong cõi thơ của Minh Đức Triều Tâm Ảnh, con người xuất hiện không phải với tư cách của “cái tôi” trữ tình mà thường thấy là “cái ta”. Cái ta an nhiên tự tại, rộng mở, siêu thoát. Cái ta của “mười phương mây trắng” luôn ý thức rằng “đạo đời một khối khôn phân”.

Là một thi sĩ – tu sĩ nên thơ ông là tiếng lòng của một con người vừa tinh tấn với đạo, vừa tha thiết với đời. Ta bắt gặp trong thơ hình ảnh của một thiền sư “an bần lạc đạo”, giản dị với nón lau áo lách, luôn tham thiền ngộ đạo và kiên trì với con đường mình đã chọn.

Thông tin thêm

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh) - SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất

Thông tin sản phẩm

Số trang
190
Kích thước
13 x 19cm
Lượt xem
210
Trọng lượng
450 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét