Long Thọ Thất Thập Không Tính Luận & Triết Học Long Thọ - 2 cuốn

Long Thọ Thất Thập Không Tính Luận & Triết Học Long Thọ - 2 cuốn

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Vũ Thể Ngọc NXB: Hồng Đức Hình thức: Bìa Mềm
Giá gốc: 305.000 VNĐ
Giá bán: 274.500 VNĐ
Tiết kiệm: 30.500 VNĐ (-10%)

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

>> Sách Xưa

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

[NHẬN IN, PHÁT HÀNH KINH SÁCH - 0903 789 987]

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

1. Về Long Thọ Thất Thập Không Tính Luận: Long Thọ được tôn xưng là Đức Phật thứ hai, được tôn lập là tổ tám đại tông môn, xuống Long Cung mang kinh điển Đại Thừa về, thì có thể chỉ là sự kính ngưỡng và huyền thoại của tín đồ, nhưng Long Thọ là người đặt cơ sở tư tưởng cho Phật giáo Đại thừa là một sự thật lịch sử. Từ Ấn Độ tư tưởng Long Thọ trở nên lập cước chung của tất cả các tông môn Phật giáo phát triển sau đó. Ở Tây phương, từ thế kỷ trước Thiền tông và sau đó là Kim cương thừa cùng song hành phát triển cũng đã giúp phần làm tươi trẻ lại suối nguồn giáo lý Tính Không và cũng là nơi trong nhiều thế kỷ phần hình thức danh tướng từ lâu đã che mờ phần tinh túy của giáo lý Trí tuệ Giải thoát.

Quả thật trong một thời gian dài, không ít tu sĩ và quần chúng giáo đồ đã tập trung quá nhiều tâm huyết cho những nghi quỹ (như ở Ấn Độ và Tây Tạng) hay danh tướng (như ở Trung Hoa). Cho nên nếu Phật giáo chỉ còn là sinh hoạt hình tướng thì tất nhiên phần tư tưởng tinh túy giải thoát cũng thường dễ bị khuất lấp sau không khí hương khói dung tục. Trước đó ở Ấn Độ, nơi xuất phát của Phật giáo, hơn sáu trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt thì cũng không khác. Phật Pháp đã bị phân hóa thành mười tám bộ phái và sống trong bóng mờ hào quang thời vua A Dục. Giữa thời đại mà ý thức hệ và tôn giáo Bà La Môn đang phát triển, Phật giáo khi đó vẫn còn nhiều chùa thất, nhiều tín đồ và cũng có nhiều tu sĩ hành đạo nhưng ít người giác ngộ.

Ngài Long Thọ xuất hiện. Không dựng lập thêm một tông môn mới cũng không ấn khả truyền thừa, ngài chỉ phá tà hiển chánh, trùng tuyên chính pháp của Đức Phật đang bị các tư tưởng thần giáo xâm nhập trong tình trạng các bộ phái Phật giáo tiếp tục phân hóa và truyền bá nhiều giáo điều hình tướng lẫn huyền bí (vay mượn từ những tôn giáo khác và truyền thống địa phương) để vừa răn đe vừa để phù hợp với các nhu cầu dung tục của quần chúng trong một thời đại xã hội đang có các biến chuyển lớn. Long Thọ xuất hiện không những đã thành công trong việc trùng tuyên chính pháp mà còn xây dựng cơ sở nền tảng cho Phật giáo Đại thừa tiếp tục phát triển.

2. Về Triết Học Long Thọ: Trong khi chính học giả Tây phương chỉ sau một thế kỷ nghiên cứu sâu rộng Phật Pháp đều kỳ vọng giáo pháp này, với tinh thần tính không vô ngã không chỉ là điều kiện đưa con người đến giải thoát mà triết lý Trung Quán (có nghĩa là chấp nhận sự hiện hữu và đóng góp đa nguyên) Long Thọ tuyên triệu trong Trung Luận sẽ còn là một đề giải cho các bế tắc và mâu thuẫn triền miên từ tư tưởng ý thức hệ đến các tranh chấp kinh tế tôn giáo chủng tộc trên toàn thế giới hiện nay, thì giới trí thức Việt Nam hầu như vẫn ít người biết đến tư tưởng Long Thọ. Trước đây vì nhu cầu giảng dạy tôi đã viết một tập sách nhỏ, Introduction to Nāgārjuna’s Philosophy. Sách viết xong, tôi mới thấy mình mới chỉ phác họa được cái bóng của triết lý tánh không bằng những dòng chữ thừa tâm huyết nhưng đầy những khuyết điểm khởi từ cái ngã mạn ấu trĩ tuổi trẻ, nên vẫn tâm nguyện sẽ viết lại một cách khác hơn. Ba chục năm qua đi, hôm nay mới có sách này. Không phải cuộc viễn hành với tánh không đã hoàn tất, nhưng từ mười lăm năm qua sống độc cư để được hoàn toàn thong dong với kinh luận, tôi mới hiểu ra tại sao các bậc cổ đức đều cho rằng không tự thân vào hang huyệt tánh không, mọi luận giải về Phật Pháp chỉ là hí luận danh tướng. Vì vậy quyển sách này ra đời như một dấu mốc mới khởi từ một luận án dở dang từ gần nửa thế kỷ trước. Khi hoàn thành sơ thảo tôi có gửi cho một sinh viên cũ đang dạy văn học Ấn Tạng ở Trung Hoa, ông trả lời: “Con vẫn tri ân cuốn sách thầy viết về Bồ Tát Long Thọ trước đây. Chính quyển sách đó đã là một trong các cơ duyên cho việc xuất gia của con. Quyển này so với quyển trước thì rõ ràng hơn và đồng hành với một tri thức nội tại sâu sắc. Con tin rằng thầy sẽ còn viết một quyển khác tốt hơn nữa.” Tôi hiểu tâm ý của nhận xét này và biết sách còn cách xa mong đợi của người đọc nhưng cũng mạnh dạn hơn khi cho xuất bản quyển sách này. Chỉ vì thành thật nghĩ rằng sự đóng góp của mình chưa là tấm gỗ tốt để được dùng làm rường cột cho tòa nhà Phật Pháp nhưng cũng vẫn có thể dùng nhóm lửa trong bếp lạnh và làm duyên cho những người hữu tâm. Khi Đức Phật từng nói lời dạy của ngài chỉ như ngón tay chỉ trăng và đa số các bậc long tượng xưa, trước khi viên tịch thường cũng chỉ di lại kinh nghiệm cả đời tu học của mình bằng một bài thi kệ ngắn gọn, thì chúng ta ngày nay, dù là người mặc áo lên tòa giảng pháp hay múa bút trên giấy, cũng phải học được bài học khiêm cung tối thiểu của người học Phật. Khi chính bản thân vẫn còn tham luyến quá nhiều vào nghiệp ngôn ngữ văn tự thì không thể tự dối bằng bất cứ một lý do hay danh nghĩa nào khác. Đó là lời cẩn bạch chân thành của tôi" Xin giới thiệu với đồng nghiệp và bạn hữu một công trình mới của tác giả Vũ Thế Ngọc.

Thông tin thêm

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:
- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)
- SĐT: 028 6265 2039
DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất

Thông tin sản phẩm

Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
219
Trọng lượng
1,32 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét