Trung Quốc Thiền Tông Thông Sử - Đỗ Kế Văn - Ngụy Đạo Nho

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Đỗ Kế Văn - Ngụy Đạo Nho NXB: Hồng Đức Hình thức: Bìa Cứng
Giá gốc: 568.000 VNĐ
Giá bán: 511.200 VNĐ
Tiết kiệm: 56.800 VNĐ (-10%)

Trong thời gian du học ở Trung Quốc, tôi có duyên tìm hiểu về lịch sử Phật giáo nói chung và lịch sử Thiền tông nói riêng, nhận thấy sách chuyên khảo về lịch sử Thiền tông có số lượng quá phong phú, đồ sộ, ví dụ như bộ Trung Quốc Phật Giáo Sử 中国佛教史 của Lại Vĩnh Hải 赖永海 trọn bộ 15 cuốn...trong đó có rất nhiều lượng tri thức lịch sử không trực tiếp liên quan đến Việt Nam, điều này gây cản trở không nhỏ đến việc tìm hiểu lịch sử Thiền tông của độc giả Việt Nam. Trong thời gian viết luận án tiến sĩ, tôi may mắn tiếp xúc cuốn Trung Quốc Thiền Tông Thông Sử của hai giáo sư hàng đầu về sử Phật giáo Trung Quốc là Đỗ Kế Văn và Ngụy Đạo Nho. Nhận thấy đây là cuốn lịch sử Thiền tông được nhìn nhận, phân tích, chứng thực qua sử liệu dưới nhãn quan của biện chứng học lịch sử và biện chứng học tư tưởng, nhờ vậy tác giả đã tránh được cái nhìn thiên về tâm linh hoặc mang nặng tình cảm tôn giáo. Tác giả phân tích quá trình hình thành, phát triển, phân phái của Thiền tông đặt trong mối tương quan đa chiều: kinh tế, chính trị, văn hóa, tập quán.... để tìm ra mẫu số chung nhất, trung thực nhất của lịch sử trong khả năng cho phép, đây là cách tiếp cận lịch sử Thiền tông đã vắng bóng tình cảm tôn giáo. Do đó, người đọc có được sự nhìn nhận đúng đắn, thấy được những nhân tố nào sẽ giúp Thiền tông phát triển và ngược lại nhằm đúc kết, rút ra bài học kinh nghiệm cho thực tiễn Phật giáo nước nhà. Nhân đây, chúng tôi xin trích lược lí lịch khoa học của hai tác giả như sau:

1. Đỗ Kế Văn, người Lao Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc, phó giáo sư, chuyên gia lịch sử Phật giáo (Trung Quốc), năm 1958, tốt nghiệp chuyên ngành Triết học đại học Bắc Kinh, từng giữ chức phó chủ nhiệm khoa Triết học Đại học Nội Mông Cổ, nghiên cứu viên, sở trưởng Sở nghiên cứu văn hóa tôn giáo thế giới thuộc viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Ông soạn thuật nhiều tác phẩm giá trị, mang tính quyền uy có liên quan đến lịch sử, văn hóa, văn học, triết học như: Hán dịch Phật giáo kinh điển triết học 汉译佛教经典哲学, Đại thừa khởi tín luận toàn dịch 大乘起信论全译, chủ biên bộ Phật giáo sử 佛教史, Tôn giáo từ điển 宗教辞典, Trung Quốc Phật giáo sử 中国佛教史...

2. Ngụy Đạo Nho, người huyện Cảnh, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ông là ủy viên ban Khoa học xã hội Trung Quốc, Nghiên cứu viên của sở nghiên cứu tôn giáo thế giới của viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Giáo sư hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu Phật giáo của viện Khoa học xã hội Trung Quốc, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Phật giáo của Viện khoa học xã hội Trung Quốc, Giáo sư hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ của Phật học viện Nga Mi sơn... Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Hoa Nghiêm học dữ Thiền học 华严学与禅学, Tống đại Thiền tông văn hóa 宋代禅宗文化, Thiền tông Vô Môn Quan 禅宗无门关,Phật giáo sử thoại 佛教史, Đàn kinh dịch chú 坛经译注 ngoài ra hai giáo sư còn nhiều tác phẩm soạn chung khác như Phật giáo cơ bản tri thức 佛教基础知识, Trung Quốc ngũ đại tôn giáo tri thức độc bản 中国五大宗教知识读本, Tảo kỳ Phật giáo dữ Cơ Đốc giáo 早期佛教与基督教, Tôn giáo sinh hoạt luận 宗教生活论.

- Thích Đàm Thái -

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ Sách Phật Giáo 

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 
 
 

Mô tả sản phẩm

Trong hơn hai nghìn năm đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo đã chung sức gánh vác, chia sẻ mọi vấn đề trọng đại của đất nước, đồng thời đã phát huy những đặc tính ưu việt của mình để cùng nhân dân Việt Nam xây dựng một cõi Nhân gian Tịnh độ ngay trên mảnh đất này. Từ đó đã sinh ra những con người ưu tú cho Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo trên toàn thế giới nói chung, trên mảnh đất tâm linh thiêng liêng màu mỡ ấy, các dòng thiền từng xuất hiện, phát triển, lụi tàn như dòng Vô Ngôn Thông, Tì Ni Đa Lưu Chi, Thảo Đường. Trong đó vẫn có những dòng thiền còn đang lan tỏa sức sống mãi tận ngày nay như dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Bên cạnh đó, Phật giáo Việt Nam đã kế thừa và phát huy được tinh hoa của các tông phái Phật giáo Trung Quốc, đặc biệt là Thiền tông. Từ thời Lý - Trần, các thiền sư Việt Nam đã từng sang Trung Quốc cầu pháp, học thiền và cầu ấn chứng như trong Thượng Sĩ Ngũ Lục 上士語錄, Thiền Uyển Tập Anh 禪苑集英 từng nhắc đến. Gần đây hơn, vào thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (thế kỷ XVII - XVIII), có sự du nhập của hai dòng Lâm Tế, Tào Động của Trung Hoa vào cả hai vùng Đàng Trong, Đàng Ngoài của Việt Nam; từ đó, hai dòng thiền này hình thành, phát triển rực rỡ, liên tục mãi đến ngày nay.

Do vậy, muốn hiểu sâu về lịch sử Thiền học Việt Nam không thể không đặt trong mối tương hệ và đối sánh với các dòng Thiền ở Trung Hoa. Ý thức được điều đó, các vị tổ sư Thiền tông sống trên đất nước Việt Nam trước đây đã trước tác các bộ Thiền sử quan trọng như Thiên Uyển Kế Đăng Lục 禪苑繼燈錄 của Thiền sư Như Sơn, Lịch Truyền Tổ Đồ 歷傳 祖圖 của sư Nguyên Thiều. Gần đây, từ khi các phong trào chấn hưng Phật giáo diễn ra ở ba miền đất nước vào nửa đầu thế kỉ 20, theo đó là các công cuộc dịch thuật kinh điển, trước tác, biên soạn giáo trình giáo án phục vụ nhu cầu dạy học ở các lớp Phật học, sự ra đời các tập san, tạp chí Phật học... thì việc tìm lại lịch sử Phật giáo nói chung và lịch sử Thiền học nói riêng đã được gia tâm nghiên cứu, dịch thuật và biên soạn. Về lịch sử Phật giáo, đầu tiên phải kể đến cuốn Việt Nam Phật giáo sử lược của thượng tọa Mật Thể in năm 1943, sau đó là cuốn Lịch sử Phật giáo Trung Quốc do hòa thượng Thanh Kiểm soạn in năm 1963, tiếp đến là Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang..., gần đây có Lịch sử Thiền tông Trung Quốc của học giả người Nhật được Nguyễn Nam Trân dịch, và cuốn sách dịch cùng tên do hòa thượng Ấn Thuận biên soạn được Trung tâm nghiên cứu Phật học Hán truyền dịch và ấn hành năm 2016, tính đến nay đã có khoảng 17 công trình, phiên dịch hoặc biên soạn liên quan đến lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu so với thời gian các dòng Thiền Trung Hoa du nhập, tồn tại và phát triển ở Việt Nam, thì việc nghiên cứu hai dòng thiền Lâm Tế, Tào Động nói riêng và các phái thiền khác nói chung thì các công trình nghiên cứu, dịch thuật về nguồn gốc, tư tưởng, thời đại, nhân vật, sự ảnh hưởng, đóng góp đối với xã hội... của các dòng thiên đó vẫn chưa thực sự phổ cập, đầy đủ.

Trung Quốc Thiền tông thông sử là sản phẩm kết tinh trí tuệ của hai vị giáo sư đầu ngành của ngành lịch sử Phật giáo Trung Quốc, không những có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo, đặc biệt là lịch sử Thiền tông Trung Quốc mà còn rất hữu ích cho sinh viên, học viên cao học của các Phật học viện trong nước và sinh viên ngành lịch sử của thế học trong việc tìm hiểu lịch sử Thiền tông Trung Quốc và Việt Nam. Với mong muốn giới thiệu sản phẩm trí tuệ, hữu ích của hai vị giáo sư ấy đến với đông đảo độc giả Việt Nam, tôi đã cố gắng dịch sát nghĩa, những chỗ khó hiểu hoặc thấy cần chú thích để người đọc dễ dàng tiếp thu sâu hơn, chúng tôi sẽ có lời tường giải.

Nhân đây con xin thành kính cảm niệm công ơn giáo dưỡng của nghiệp sư thượng Đàm hạ Sơn, hiện trụ trì tại chùa Phùng Khoang, Phố Phùng Khoang, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Con xin chân thành niệm ân sinh thành của cha mẹ, và xin chân thành tri ân đàn na tín thí đã ủng hộ cho tôi hoàn thiện bản dịch này.

Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm Tân Sửu

Thích Đàm Thái

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
1.240
Kích thước
15.5 x 23 cm
Lượt xem
275
Trọng lượng
2,30 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét