Tuyển Tập Bài Giảng Của HT Thích Minh Châu (Bộ 2 Cuốn)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Thích Minh Châu Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 625.000 VNĐ

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

[NHẬN IN, PHÁT HÀNH KINH SÁCH - 0903 789 987]

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 

Mô tả sản phẩm

Phật tử là những người con của Đức Phật, tôn Đức Phật làm Thầy, trọn đời nguyện theo gương lành, trọn đời hướng tâm ý đúng với lời dạy của Đức Phật. Vậy muốn thành một Phật tử chơn chánh chúng ta cần phải học Phật. Học Phật ở nơi đây có 4 nghĩa chính:
- Học đạo, nghĩa là y theo văn tự trong kinh điển mà học hỏi nghiên cứu.
- Hiểu đạo, nghĩa là y theo nghĩa lý của văn tự trong kinh điển mà hiểu giáo lý Phật dạy.
- Hành đạo, nghĩa là y theo những phương pháp hành trì mà tập sống, tập hành trì theo những phương pháp Phật dạy.
- Chứng đạo, nghĩa là chứng nghiệm được những kết quả sự hành trì theo phương pháp Phật dạy.
Vậy muốn có nhiều sự kết quả trong sự học đạo, người Phật tử cần phải có thái độ chân chánh, hợp lý, hợp lẽ phải, cần phải hiểu phương pháp học đạo. Thái độ của một người học Phật. – Một người muốn học đạo Phật cần phải rời bỏ những thành kiến, gạt bỏ tình cảm, dùng lý trí để suy xét, tự mình hành trì những lời Phật dạy, giữ đúng theo bốn sở y, luôn luôn thể nghiệm sự thật và luôn luôn tinh tấn.

 
A. Rời bỏ những thành kiến.
1. Nguyên nhân:
a. Định nghĩa: Thành kiến là những ý kiến, những quan niệm nhất định do học hành, do tánh tình, do tập quán của mình đối với sự vật những quan niệm ấy ăn sâu vào tâm trí của mình nên rất khó thay đổi.
b. Tai hại của thành kiến: Thành kiến là những hàng rào, là mây mù ngăn cách không cho thấy được sự thật; như muốn tìm những nét đẹp trong một bức tranh mà mang gương đen thì không bao giờ thấy được. Thành kiến lại là những trở ngại không cho mình tìm hiểu sự thật, như chiếc áo đã lỡ nhuộm một màu khác rồi thì khó lòng mà nhuộm lại được một màu khác đẹp hơn.
2. Đạo Phật với vấn đề thành kiến
a. Đánh đổ tất cả các thành kiến: Chúng sanh sở dĩ đau khổ là vì mê mờ và mê mờ chỉ là những thành kiến, những tập quán của tư tưởng đối với sự vật. Vì vậy công việc trước tiên của đạo Phật là phải đào thải tất cả những tư tưởng sai lầm, gột sạch tất cả những thành kiến đối với sự vật.
b. Hiểu rõ sự biến dịch của tư tưởng: Đức Phật là vị đã nhận rõ tư tưởng luôn luôn biến dịch không bao giờ dừng nghỉ. Như vậy thì không thể có những tư tưởng, những quan niệm cố định, những thành kiến di dịch được. Ngay trong sự thành lập các định lý của đạo Phật, Đức Phật đều nêu rõ giá trị tương đối và nhất thời của những định lý ấy và dạy những Phật tử đừng quá cố chấp vào những định lý ấy.
c. Bài trừ mọi sự cố chấp: Cố chấp nghĩa là mê mờ, cố chấp nghĩa là ngăn cách giữa mình và người, giữa mình và sự vật. Cho nên Đức Phật là một vị vừa thành lập tất cả rồi lại phá tất cả. Thành lập và phá mãi mãi cho đến khi con người thể nhập được sự thật, không còn chấp trước vào một tư tưởng vi tế gì mới thôi.

B. Gạt bỏ tình cảm, dùng lý trí để suy xét, suy nghiệm những lời Phật dạy
1. Nguyên nhân.
a. Định nghĩa: Tình cảm là những thiên ý do tánh tình, do sự thông cảm riêng tự tạo nên đối với sự vật, trong một hoàn cảnh, trong một thời gian đặc biệt.
b. Tác hại của tình cảm:
- Tình cảm làm che lấp sự thật: Vì chỉ biết tin theo những sở thích của mình mà không chịu kính trọng sự thật. Ví dụ: vào địa vị con người là trung tâm điểm của sự vật, con người chi phối tất cả; nên tất cả vũ trụ quan và nhân sinh quan đều thành lập do lấy con người làm trung tâm điểm, và như vậy là đi xa sự thật.
- Tình cảm phát sinh lòng tự ái, chỉ tự cho sự học hỏi của mình là đúng. không chịu học hỏi những giáo lý khác. Ví dụ như người phương Tây tự cho mình là văn minh hơn tất cả mọi dân tộc và mê man theo văn minh của mình, không chịu học hỏi các văn minh khác.
- Tình cảm khiến mình trọng tư tưởng của mình yêu quý thân mình hơn sự thật. Sự thật không phải là ở đầu năm ngón tay của con người, chỉ duỗi tay là nắm được đâu. Phải biết quên mình, phải biết hy sinh, phải chịu cực khổ gian lao, vận tưởng nội tâm, nghiên tầm ngoại cảnh, may ra mới gạn lọc đôi chút mê lầm và tiến tới trên con đường giải thoát.
- Sự ủy mị đau buồn làm mờ ám lý trí không trực nhận được sự thật. Những tâm hồn ủy mị đau thương hay than mây khóc gió không thể nào có đủ sức mạnh để gạt bỏ tất cả trở lực, tất cả thành kiến để hưởng đến sự thật. - Tình cảm chỉ có giới hạn nhất thời và trong một hoàn cảnh nhất định, nên không thể nào tiến đến sự thật được. Đã nói đến tình cảm tức là hạn cuộc sự hiểu biết trong một con người nhất định bằng một hoàn cảnh nhất định, như vậy tức là xây thành những hàng rào ngăn cản không cho
hướng đến sự thật.
2. Đạo Phật với vấn đề lý trí:
a. Đánh đổ mọi tình cảm. Đạo Phật liệt tình cảm vào những phiền não làm chướng ngại, não loạn con người, nên đạo Phật rất chú trọng diệt trừ tất cả phiền não như tham, sân, si, mạn, nghi, v.v...
b.Nêu cao sự hệ trọng của lý trí:
Đạo Phật rất thiên trọng về sự thật và chỉ có lý trí mới có thể hướng tìm đến sự thật, nên căn bản của học Phật là lý trí, nghĩa là dùng lý trí để tìm hiểu, để học hỏi, để suy nghiệm những hiện tượng xung quanh, để
hiểu mình và hiểu người. “Biết rằng mình không biết tức là biết được sự thật”.
c. Nếu cao con đường chân chính hướng tìm sự thật là giới, định, tuệ.
Giới là sức mạnh diệt trừ mọi thành kiến, mọi tình cảm phiền não. Định là sức mạnh tập trung những năng lực của tự thân và của hoàn cảnh. Tuệ là sức mạnh vận tưởng của lý trí, phát chiếu sự thật.

 
C. Bằng Vào Sự Thật Để Suy Nghiệm Lời Phật Dạy. Đạo Phật là đạo hiện thực, nghĩa là nêu rõ hiện tướng hiện tánh, thực thể và thực dụng của sự vật, tìm các mối tương quan tương duyên giữa mọi vật và tìm những định lý chi phối sự vật. Như vậy cần phải nương cứ vào thực tại để suy xét, khảo cứu sự vật. Ví dụ lý nhân duyên nêu rõ sự tương quan, tương duyên của sự vật, vậy muốn hiểu định lý ấy cần phải xét nghiệm các hiện tượng xung quanh có thể nghe hay biết mà tìm thử định lý ấy đúng hay sai. Đức Phật dạy đời là khổ..., vậy cần phải tìm hiểu đời của con người và chính mình có thật khổ hay không? Nghĩa là bằng cứ vào đời sống thật tại và hoàn cảnh xung quanh mình và tìm hiểu những lời Phật dạy.

D. Tự Mình Hành Trì Những Lời Phật Dạy. Học và hiểu đạo Phật thì dùng lý trí, nhưng muốn chứng nghiệm lời Phật dạy cần phải tự mình hành trì, tự mình sống theo những lời Phật dạy. Ví như đạo Phật dạy con người cần phải ăn chay mới hiểu được giá trị của sự sống, mới hiểu lòng từ bi, thì mình phải ăn chay đúng như lời Phật dạy. Tất cả phương pháp Phật dạy là muốn cho người Phật tử từ lời nói đến chỗ thực hành, tự thân hành trì. Có thực hành, có hành trì mới có thể thấy rõ sự thật.

Đ. Giữ Đúng Theo Pháp: “Bốn Món Sở Y Của Đạo Phật".
Những ai học hỏi đạo phật cần phải luôn luôn giữ đúng 4 món sở y của Phật dạy.
1. Y pháp không y người nói pháp (Y pháp bất y nhơn). Nghĩa là y cứ nơi pháp mà học hỏi chớ không được y cứ nơi người nói pháp, vì người là vật hữu tình không thể nào hoàn toàn, còn pháp là tiêu biểu cho sự thật, của pháp tánh, y nơi pháp mới có thể nhập đạo. Dầu người nói pháp là người ngoại đạo phàm phu mà lời nói khế hợp với pháp tánh, với sự thật thì ta phải y cứ theo. Còn nếu người nói pháp có hiện thân tướng hảo của chư Phật mà lời nói không khế hợp với pháp, thì chúng ta phải bỏ, không được nghe theo.
2. Y kinh liễu nghĩa. Y kinh liễu nghĩa là y theo các kinh nói trung đạo thật tướng, để hiểu rõ sự thật đằng sau lời kinh.
3. Y nghĩa không y ngữ: Các ngữ ngôn văn tự chỉ dùng để chuyên chở nghĩa lý mà không thể nào tiêu biểu nghĩa lý cho rốt ráo được. Ý viên ngôn thiên, ngôn sanh ly tán: tả rõ ý thức viên mãn mà lời nói thiên lệch không
thuyên biểu được nguyên ý, đã dùng lời nói mà diễn tả ra thì viên lý bị
sai lầm rồi.
Cho nên, Đức Phật sau khi giảng xong 3 tạng kinh điển, Ngài đã nói:

Ta từ trước đến nay chưa từng nói một chữ.
Và Ngài cũng nói: “Nếu có người nào nói rằng Ta thực có thuyết pháp, tức là người ấy phỉ báng Phật”.
4. Y trí không y thức. Thức là tâm vọng tương đối với sáu trần phát khởi, mê hoặc bất giác, y thức thời làm tăng trưởng vọng hoặc mà thôi.Trí là đức minh chiếu của bản tâm, có thể hợp với pháp tánh, nên cần phải y khởi chọn trí.

E. Thể Nghiệm Sự Thật.

Sự hành trì vẫn còn làm ngăn cách giữa mình và mọi người, giữa mình và sự vật; như vậy chưa được rốt ráo, chưa chứng vào sự thật. Thể nghiệm sự thật nghĩa là dẹp trừ tất cả những gì ngăn cách mình và người, mình với sự vật, để thể nhập vào sự thật ấy.

G. Luôn Luôn Tinh Tấn.
Không bao giờ dừng nghỉ trên con đường học hỏi đạo Phật, cho đến phút cuối cùng cũng không thôi; trong từng phút, từng niệm, luôn luôn suy nghĩ đến Phật giáo, đến sự học Phật, luôn luôn tinh tấn trên đường đạo.

Kết Luận
Mới vào đạo Phật, chúng ta thấy rằng chúng ta cần phải xóa bỏ ngay tất cả thành kiến từ trước đến nay, xóa bỏ cho đến tận gốc, tận nguồn chúng ta phải có một tâm trí thật là trong sạch mới có thể tìm hiểu đạo Phật. Bước qua giai đoạn thứ hai, chúng ta thấy rằng đạo Phật chỉ là một đạo hiện thật và chúng ta cần phải vận dụng lý trí, xác nghiệm trên thực tại, cần phải tự mình thể nghiệm mới có thể tìm hiểu sự thật. Chúng ta có thể nói rằng tất cả vấn đề học đạo chỉ là một vấn đề thái độ. Thái độ có chân chánh, có đúng với sự thật, chúng ta mới có thể hướng tìm sự thật, và sống đúng với sự thật.

Thông tin thêm

Sách có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028.62 65 20 39)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Kích thước
19 x 27 cm
Lượt xem
567
Trọng lượng
3,00 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét