Phật Học Luận Tập - Tập 8 2021

Phật Học Luận Tập - Tập 8 2021

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Nhiều Tác Giả - Tuệ Sỹ NXB: Hồng Đức Hình thức: Bìa Mềm
Giá bán: 130.000 VNĐ

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

[NHẬN IN, PHÁT HÀNH KINH SÁCH - 0903 789 987]

ZALO/ĐT của DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT 0968871629

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 

Mô tả sản phẩm

1. ABHIDHARMA TRUYỀN THỐNG

Các vị luận sư Abhidharmika nhận định rằng chính đức Phật thuyết Abhidharma, nhưng không lập thành một hệ thống đặc biệt, mà thuyết tản mạn trong nhiều thời điểm và địa phương khác nhau. Sau khi Phật nhập Niết-bàn, các đệ tử tập họp những giáo nghĩa được tản mạn này lập thành hệ thống. Những giáo nghĩa liên hệ đến nghiệp được tập thành trong một bộ phận gọi là “nghiệp uẩn” (karma-skandha); những giáo nghĩa liên hệ các quan năng được tập thành trong một bộ phận gọi là “căn uẩn” (indriya-skandha), v.v. Mục đích tập thành hệ thống này là khiến người học dễ nhận thức những lời dạy của Phật khả dĩ sâu sắc hơn, khả dĩ thực hành để dẫn đến an lạc cứu cánh. Abhidharma cũng y trên các nguyên lý giáo nghĩa mà nghiên cứu bản chất, tự thể, yếu tính của tồn tại, của mọi hiện tượng, để làm rõ chân lý vô ngã; thực chứng chân lý vô ngã là đạt đến an lạc cứu cánh. Nói cách khác, Abhidharma là một hệ thống hoàn chỉnh tập hợp các nguyên lý cơ bản của nhận thức để khảo sát các hiện tượng tâm lý cùng những hoạt động của chúng, nhằm phán đoán những gì là nhận thức đúng và sai, để từ đó dẫn đến hành động thích ứng với kết quả mong muốn là an lạc.

Cũng trong ý hướng ấy, Thế Thân mở đầu Câu-xá tụng nhận định rằng “tuệ vô lậu” (vimala-prajñā) là tự thể của Abhidharma. Tuệ vô lậu tức nhận thức không bị ô nhiễm. Bởi vì do nhận thức sai lầm về bản chất của thực tại mà dẫn đến hành động sai lầm; do hành động sai lầm mà dẫn đến khổ quả.

Tuệ (prajñā) là một chức năng tâm lý có mặt trong tất cả mọi hoạt động của tâm thức. Đặc tính của nó là khả năng tư trạch (dharma-pravicaya: trạch pháp), thẩm tra, thẩm sát; được ví dụ như hành vi phân tích những gì tốt hay xấu trong một đống hoa hỗn độn để lựa chọn những đóa hoa tốt. Với các vị Abhidharmika, không một chức năng tâm lý nào hoạt động độc lập; do đó tuệ khi hoạt động nó không chỉ liên hệ đến những yếu tố tâm lý khác thuộc nội giới mà cũng liên hệ đến các đặc tính của dối tượng ngoại giới như hình sắc, âm thanh các thứ. Nói một cách chính xác, theo ngôn ngữ abhidharmika, tuệ hoạt động tương ưng với các trợ bạn của nó (saparivāra) là toàn bộ năm uẩn. Nó không phải là yếu tố tự hữu, mà do quá trình tích lũy kinh nghiệm từ những gì được nghe và học từ môi trường và truyền thống, bằng tư duy và quán sát; nó cũng có thể do bẩm sinh như là thụ bẩm từ các đời sống quá khứ.

Nói tóm lại, toàn bộ yếu tố tâm-sinh lý (năm thủ uẩn) được hiểu là tự thể của abhidharma. Nghiên cứu bản chất tồn tại và hoạt động của các yếu tố này lập thành hệ thống A-tì-đàm. Vì cơ bản đây là những yếu tố tâm lý và những quan hệ của chúng trong nội giới và quan hệ ngoại giới, do đó hệ thống Abhidharma có thể được hiểu là hệ thống tâm lý học, mặc dù trong Abhidharma nhiều vấn đề khác cũng được đề cập, như bản chất tồn tại của ngoại giới, thế giới vật lý, cấu trúc của vật chất, thời gian tính và bản thể không gian v.v.; nhưng chủ yếu vẫn là khảo sát các hiện tượng tâm lý.

Các vị Abhidharmika nói, tuy Phật không thiết lập một hệ thống Abhidharma ngoài những gì được nói và ghi chép trong Kinh tạng, trong các sūtra; Abhidharma không nói thêm gì ngoài sự giải thích những điều Phật đã nói, những ẩn ý, những mật ý trong đó. Những điều Phật thuyết tuy nhiều, và tản mạn trong nhiều nơi, được nói trong nhiều thời gian và địa phương khác nhau, nhưng cứu cánh của những thuyết giáo này là chỉ bày con đường dẫn đến giải thoát, an lạc cứu cánh.

Đặt trọng tâm vào cứu cánh, Thế Thân nêu rõ hai nhiệm vụ của Abhidharma, theo ý kiến của Huyền Trang. Một là đối hướng, nghiên cứu Abhidharmika nhắm đến mục đích tối hậu là Niết-bàn; nghiên cứu và nhận thức nào không dẫn đến cứu cánh này là phi Phật pháp, do đó cũng không phải là Abhidharma. Thứ hai, đối quán, khảo sát, nghiên cứu, đề nghị phương pháp tư duy chiêm nghiệm y cứ trên bốn Thánh đế; những nhận thức không bao hàm nội dung bốn Thánh đế là phi Phật pháp và do đó cũng không phải là Abhidharma. Bốn Thánh đế là những mối quan hệ nhân quả thế gian dẫn đến khổ và quan hệ nhân quả xuất thế gian dẫn đến an lạc cứu cánh. Khổ và lạc là những những trạng thái tâm lý, mà nếu không nói đến những yếu tố nhận thức như xúc giác, cảm giác, tri giác, phán đoán, ký ức, v.v. thì cũng không thể biết được đó là những hiện tượng gì để có phản ứng nên tránh xa hay nên tiếp nhận những gì có thể gây tổn hại hay khiến tăng ích.

Nhận định Abhidharma theo một ý nghĩa giới hạn như là khoa tâm lý học hiện đại, Chögyam Trungpa trong phần dẫn nhập khoa bản Tâm lý học Phật giáo nói, “Theo một ý nghĩa, người ta có thể nói nghiên cứu Abhidharma chỉ thuần là lý thuyết, nhưng về phương diện khác cũng có thể nói lý thuyết ấy cũng hàm chứa phẩm tính nhân cách, cá thể, vì abhidharma là khoa tâm lý học về tâm thức của con người. Nó là phần triết học cơ bản của Phật giáo, chung cho mọi tông phái – kể cả những vị Theravāda, và Tây Tạng cũng vậy.”1

Chöyam Trungpa nguyên là một tu sỹ Phật giáo Tây Tạng; sở học cũng như sở hành của ông đều thuộc truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Trong truyền thống này đỉnh cao tư tưởng và hành trì của Phật giáo Kim cang thừa, mà cơ sở lý luận là Trung luận của Long Thọ, và Du-già hành của Vô Trước. Cả hai hệ tư tưởng này đều khai triển những chủ đề giáo nghĩa từ Abhidharma của Hữu bộ (Sarvāstivāda) và Kinh bộ (Sautrāntika), với phương pháp luận là phê phán biện chứng hoặc phân tích tâm lý. Do đó, Abhidharma được xem là hệ thống tập hợp những điểm giáo nghĩa chủ yếu đã được Phật thuyết. Hệ thống này tập trung nghiên cứu năm uẩn, được xem là toàn bộ cơ cấu tâm thức bao gồm tâm-vật hay các hiện tượng tâm sinh lý trong mối quan hệ của chúng để hình thành ý tưởng về tồn tại một tự ngã (ātman); khái niệm tương đương với psyche được hiểu trong tâm lý học phương Tây hiện đại. Vì vậy, liên hệ Abhidharma với tâm lý học hiện đại không phải là điều không thể. Mặc dù cứu cánh cũng như phương tiện của hai truyền thống xuất phát từ hai hướng khác biệt.

2. KHẢO CỨU PHƯƠNG TÂY

Abhidharma như vậy cơ bản có thể được xem như là một ngành tâm lý học Phật giáo. Nhưng vì tâm lý học là từ ngữ xuất xứ ở phương Tây, do đó để xác định ý nghĩa đích thực của nó áp dụng cho hệ thống Abhidharmika cần phải có một định nghĩa tương đối tổng quát của từ này.

Tâm lý học là từ Hán Việt tương đương từ Anh là psychology. Về ngữ nguyên, từ này do hai từ Hy-lạp cổ ghép thành: psukhē+logia.

Nguyên thủy, trong ý nghĩa Hy-lạp cổ, từ psukhē (psyche) chỉ cho cái mà phổ thông hiểu là linh hồn, như là thực tại phân biệt với thể xác được hiểu trong hầu hết các tôn giáo. Ý nghĩa này có thể được tìm thấy trong các tác phẩm của Homer. Cụ thể, psyche chỉ cho “hơi thở” mà nghĩa phái sinh của nó hiểu là “linh hồn”, nguyên lý tác thành sự sống, và khi chết nó từ tay chân người chết thoát ra mà đi xuống “cõi dưới” Hades và tồn tại ở đó như bóng mờ. Chính Odysseus đã gặp người bạn trẻ Elpenor ở đó, xuất hiện như một bóng mờ và báo cho biết là đã chết do té gãy cổ từ nóc điện Cierce, mà tới lúc đó Odysseus vẫn chưa hay.

Plato cũng thừa nhận sự tồn tại của psyche như một thứ linh hồn bất tử; khi nó tồn tại trong một thân xác, nó khiến thân xác ấy có sự sống; mà khi nó rời khỏi, thân xác ấy chết. Plato cũng xây dựng một cơ cấu tâm lý của psyche hoạt động dưới ba hình thái: trí năng (logistikon), xúc cảm (thumos) và ham muốn (epithumetikon). Đấy cũng là những vấn đề căn bản trong tâm lý học hiện đại.

Aristotles cũng thừa nhận psyche tồn tại như Plato, nhưng điểm khác biệt là khi người chết, psyche ấy cũng mất. Psyche là nguyên lý tác thành sự sống; không chỉ sự sống trong thân xác con người, mà sự sống trong các loài thực vật khiến cho chúng có thể tiếp thu dưỡng chất; và cao thêm một lớp, psyche tồn tại trong các loài động vật khiến cho chúng có cảm giác, biết đau, biết ưa thích. Cao nhất là psyche trong con người, nó khiến cho người có khả năng tư duy, suy lý. Psyche là hình (form) mà thể xác là chất (matter), hình chất không rời nhau. Quan điểm psyche như một loại tín ngưỡng phiếm thần trong cơ cấu Hy-lạp cũng được tìm thấy trong Thales. Trong một số tín ngưỡng ở Ấn-độ cổ đại, tin tưởng cây cỏ cũng có linh hồn.

Chính Aristotles đã viết một tác phẩm nói về psyche ấy, Perì Psūchês (La-tinh, De Anima, Về Linh hồn), được xem là tác phẩm đầu tiên về tâm lý học ở phương Tây, ảnh hưởng của nó kéo dài ít nhất cho đến thể kỷ 19. Mặc dù, với quan niệm về ba đẳng cấp của psyche, Perì Psūchês không chỉ riêng biệt nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý của con người để lập thành khoa tâm lý học độc lập. Nghiên cứu của Aristotles còn bao gồm cả vật lý học và sinh lý học về psyche trong thực vật và động vật.

Khi văn minh La-mã phát triển dưới ảnh hưởng thần học Thiên chúa giáo, psyche được chuyển thành anima trong tiếng La-tinh và nó được hiểu là “linh hồn”, chỉ tồn tại nơi con người, được ban cho bởi Thiên chúa sau khi nắn hình con người. Ý tưởng này chi phối tư tưởng Âu châu, cho đến thời Descartes (1596 –1650), triết gia Pháp, với thuyết nhị nguyên, phân biệt linh hồn và thân xác là hai thực tại biệt lập, mà các hiện tượng tâm lý chỉ là những hoạt động của linh hồn. Thuyết nhị nguyên của Descartes được thừa nhận là tín lý chính thống của Giáo hội Thiên chúa La-mã.

Từ psychology phổ thông ngày nay được nói là từ phát minh bởi Rudolphus Goclenius (Rudolf Göckel, 1547–1628), triết gia kinh viện Đức, đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm của ông nhan đề Psychologia hoc est: de hominis perfectione, animo et imprimis ortu hujus (1590) Từ này chỉ trở thành phổ thông kể từ triết gia duy tâm người đức Christian Wolff (1679-1754) với tác phẩm Psychologia empirica (1732).

Trong lịch sử học thuật phương Tây, tâm lý học chỉ được thừa nhận như một ngành học độc lập, không lệ thuộc triết học như từ trước, phải kể là từ thời Wilhelm Maximilian Wundt (1832–1920), nhà triết học đồng thời cũng là nhà sinh lý học Đức, với sự xuất hiện của ngành tâm lý học thực nghiệm (experimental psychology). Sau Wundt là Williams James (1842–1910), người được xem là cha đẻ của tâm lý học hiện đại của Mỹ, với tác phẩm đồ sộ The Principles of Psychology, xuất bản đầu tiên năm 1890.

William James định nghĩa tâm lý học là Khoa học về Đời sống tâm thức, bao gồm những hiện tượng sinh hoạt của tâm và những điều kiện cho các hiện tượng này. Những hiện tượng sinh hoạt của tâm thức như cảm giác, ham muốn, tri nhận, suy lý…

[xem trọn bài tại Hương Tích - Phật Học Luận Tập, số 8, phát hành tháng 10/2021]

Thông tin thêm

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:
 
-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028 6265 2039)
 
Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
244
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
378
Trọng lượng
450 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét