Tập San Sử Địa - Đầy Đủ 16 Quyển 29 Số

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Nhiều Tác Giả NXB: Khai Trí Hình thức: Bìa Mềm
Giá gốc: 3.300.000 VNĐ
Giá bán: 2.970.000 VNĐ
Tiết kiệm: 330.000 VNĐ (-10%)

"Một gương sáng lịch sử là mỗi khi thế nước suy hèn vì chia rẽ và nội loạn thì mỗi khi lân bang lấn cõi: Hồ chịu mất đất Cổ-lâu (thuộc Lạng Sơn 1405), Mạc dâng đất La-phù (Quảng-ninh 1540), Trịnh mất đất nhiều động ở biên giới Tây-bắc và triều Nguyễn khi bị quân Pháp đặt chế độ bảo hộ, ta đã mất nhiều đất, nhất là mỏ đồng Tụ-long.

Ngày nay vụ quần đảo Hoàng-sa bị chiếm là triệu chứng cụ thể của những thiệt hại gây nên bởi sự bất hòa giữa dân ta. Hoàng-sa là đất Việt Nam, là đất của nước Việt Nam thống nhất. Khi nước Việt-Nam còn chia đôi thì khó lòng điều đình đề Hoàng-sa trở lại đất ta, tuy rằng nhiều chứng xưa nay, trong ngoài bảo rằng đó là đất Việt."

(Trích trong bài “ĐÚNG BA TRĂM NĂM TRƯỚC, của Hoàng Xuân Hãn, Sử Địa, số 27 và 28, 1974, tr 215)

---------

Tập san Sử Địa là một tập san học thuật sưu tầm, khảo cứu chuyên ngành do nhóm giáo sư, sinh viên trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn chủ trương thực hiện, phát hành mỗi 3 tháng, với Nguyễn Nhã làm chủ nhiệm và Phạm Thị Hồng Liên quản lý, và với sự bảo trợ của nhà sách Khai Trí tại Sài Gòn. Toàn bộ tập san Sử Địa gồm có 29 số (22 tập), được phát hành từ năm 1966.

Ban chủ biên tập san có sự tham gia của các chuyên gia như giáo sư Nguyễn Thế Anh, Bửu Cầm, Phan Khoang, Phạm Văn Sơn, Phạm Cao Dương, Quách Thanh Tâm, Trần Anh Tuấn, Tạ Chí Đại Trường, Chen Chin Hô tức Trần Kình Hòa, Đặng Phương Nghi,... Ngoài ra còn có một số nhà nghiên cứu tham gia viết bài như Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Hảo, Vương Hồng Sển, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Đăng Thục,...

=========

>> Tủ Sách Lịch Sử

>>> Tủ Sách Địa Lí Việt Nam

>>> Tủ Sách Văn Hoá Và Xã Hội

>> Sách Lịch Sử Thế Giới

>> Tủ Sách * Tác Giả Nổi Tiếng

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

QUẦN ĐẢO HOÀNG-SA

Quần đảo Hoàng-sa là đất của Việt-Nam, hoặc nói cho hợp hơn, là đất của Đại Việt từ khi dân Việt định cư ở phủ Tư nghĩa, tức là đất Quảng Ngãi ngày nay.

Bút chứng cũ nhất và đầy đủ nhất thấy trong sách Phủ biên tạp lục, Lê Quí Đôn soạn vào năm 1776, với những tư liệu của các chúa Nguyễn. Sau đó, các sử-gia, địa-gia đời vua Nguyễn đều dựa theo đó và thêm-thắt việc mới vào. Về đồ vẽ, các «bản đồ» và «lộ-đồ» đời Lê cũng có ghi một cách sơ sài cái «bãi cát vàng» hoặc «bãi Trường-sa» ấy.

Sau đây tôi sẽ trích văn dịch từ bản của Viện Sử học Hà-nội xuất bản năm 1964 (Hoàng Lộc dịch, nhà xuất bản Khoa học phát- hành). Muốn cho văn dịch rõ nghĩa, tôi có sửa chấm câu và có thêm một vài chữ để trong hai dấu ngoặc.

Trích văn gồm hai đoạn, một ngắn, một dài.

Đoạn đầu, trang 119:

«Phủ Quảng-ngãi, ở ngoài cửa biên xã An-vĩnh, huyện Bình-sơn, có núi gọi là Cù-lao Ré, rộng hơn 30 dặm. Trước có phường Tứ-chính, dân-cư trồng đậu. Ra biển bốn canh thì đến.

«Phía ngoài nữa lại có đảo Đại-trang-sa. Trước kia có nhiều hải-vật và những hóa-vật của tàu (bị đắm), (đã) lập đội Hoàng-sa để lấy. Đi ba ngày đêm thì mới đến. (Ấy) là chỗ gần xứ (không đúng ý) Bắc-hải.»

Đoạn sau, trang 123:

«Phủ Quảng-ngãi, huyện Bình-sơn có xã An-vĩnh ở gần biển. Ngoài biển về phía Đông-bắc có nhiều cù-lao, các núi linh-tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn nay sang hòn kia hoặc đi một ngày, hoặc vài cành thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngọt.

«Trong đảo có bãi cát vàng dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy. Bên đảo có vô số yến-sào. Các thứ chim có hàng nghìn hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh không tránh. Bên bãi vật lạ rất nhiều. Ốc vân thì có ốc tai voi, to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục, không như ngọc trai, các vỏ có thể đẽo làm tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà. Có ốc xà-cừ, đề khảm đồ dùng. Lại có ốc hương. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn được.

«Đồi mồi thì rất lớn. Có con hải-ba, tục gọi là trắng bông, (hình) giống đồi-mồi mà nhỏ, vỏ mỏng có thể khảm đồ dùng. Trứng bằng đầu ngón tay cái, muối ăn được. Có hải-sâm tục gọi là con đột-đột, bơi lội ở bên bãi. Lấy về, dùng vôi xát qua, bỏ ruột, phơi khô. Lúc ăn thì ngâm nước cua đồng cạo sạch đi; nấu với tôm và thịt lợn càng tốt.

«Các thuyền ngoại-phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước, họ Nguyễn đặt đội Hoàng-sa 70 suất, lấy người xã An-vĩnh sung vào. Cắt phiên, mỗi năm cứ tháng 2, nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng. Đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy, tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa-vật của tàu (đắm), như gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi-mồi, vỏ hải-ba, hải-sâm, hạt ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về, vào Cửa Eo đến thành Phú-xuân đề nộp. Cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải-ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng, trở về. Lượm được nhiều ít không nhất định. Cũng có khi về người không.

«Tôi đã xem sổ của một cai-đội cũ là Thuyên-đức hầu, biên rằng: «Năm Nhâm-ngọ (1762) lượm được 30 hốt bạc (12 Ki-lô); Năm Giáp-thân (1764) được 5100 cân thiếc (3 tấn, 24); năm Ất-dậu được 126 hốt bạc; từ năm Ki-sửu đến năm Qui-tị (1769-1773) năm năm ấy, mỗi năm chỉ được mấy tấm đồi-mồi, hải-ba. Cũng có năm được khối thiếc, bát sứ và hai khẩu súng đồng mà thôi».

«Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc-hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ-chính ở Bình-thuận (trên kia có phường Tứ-chính ở Cù- lao Ré) hoặc người xã Cảnh-dương (ở Quảng-bình ?) ai tình-nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần, đò. Cho đi thuyền câu nhỏ ra xứ Bắc-hải, cù lao Côn-lôn và các đảo ở Hà-tiên, tìm lượm vật của tàu (đắm) và các thứ đồi-mồi, hải-ba, bào-ngư, hải-sâm. Cũng sai cai-đội Hoàng-sa cai quản. Chẳng qua là lấy các thứ hải-vật, còn vàng bạc, của quí, ít khi lấy được.

«Hoàng-sa chính gần phủ Liêm-châu đảo Hải-nam. Người di thuyền có lúc gặp thuyền đánh cá Bắc-quốc, hỏi nhau ở trong biển. Tôi đã thấy một đạo công văn của quan chánh-đường huyện Văn-xương (thuộc) Quỳnh-châu gửi cho Thuận-hóa nói rằng «Năm Kiền-long thứ 18 (1753), có 10 tên quân nhân xã An-vĩnh, đội Cát-liềm, huyện Chương-nghĩa, phủ Quảng-ngãi, nước An-nam, ngày tháng 7 đen Vạn-lý Tràng-sa tìm kiếm cát thứ. Có 8 tên lên bờ tìm kiếm, chỉ 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dậy thuyền, giạt vào Thanh-lan cảng. Quan ở đây xét thật, đưa trả về nguyên-quán. Nguyễn Phúc Chu sai cai-bạ Thuận-hóa là Thức-lượng-hầu làm thư trả lời».». (Hết lời Lê Quí Đôn)

HOÀNG XUÂN-HÃN

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Lượt xem
1023
Trọng lượng
8,90 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét