Nghiên Cứu Về Thiền Uyển Tập Anh - Lê Mạnh Thát

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Lê Mạnh Thát NXB: Hồng Đức Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 400.000 VNĐ

Đại Sư Mãn Giác (1052-1096) – Chùa Giác Nguyên, Cửu Liễn. Người Lũng Chiền, làng An Cách, họ Nguyễn tên Trường. Cha là Hoài Tổ làm quan đến chức Trung thư viên ngoại lang. Vua Lý Nhân Tông, lúc còn làm thái tử, xuống chiếu mời con em các danh gia vào hầu hai bên. Sư nhờ nghe nhiều, nhớ kỹ học thông cả Nho, Thích nên được dự tuyển. Sau những lúc việc quan, thường chú tâm vào Thiền học.

Đến khi vua lên ngôi, vì rất mến chuộng Sư, ban cho Sư tên Hoài Tín. Trong khoảng Anh Vũ Chiêu Thắng (1076 – 1084), Sư dâng biểu xin xuất gia. Khi đã được tâm ấn nơi Quảng Trí chùa Quán Đảnh, bèn cầm gậy vân du, khắp tìm bạn đạo, đến đâu học giả thường vân tập đến đấy. Sư xem Đại tạng kinh, được Vô sư trí, là lãnh tụ Giáo hội của một thời vậy. Vua cùng với Linh Nhân hoàng thái hậu lúc mới lưu tâm đến Thiền học, liền xây chùa bên cạnh cung Cảnh Hưng, mời Sư đến ở, để tiện hỏi han. Nói chuyện với Sư, vua chẳng gọi tên mà thường gọi là Trưởng lão.

Một hôm vua gọi Sư nói: “Bậc chí nhân thị hiện, tất lo việc cứu đời, không hạnh nào chẳng đủ, không việc gì chẳng làm, không phải chỉ có sức định huệ, mà cũng có công phò tá. Vậy xin kính bổ nhiệm ngài”.

Bèn trao Sư chức Giáo nguyên thiền viện Hoài Tín đại sư truyền tổ vô tu vô chứng tâm ấn phụng chiếu nhập nội đạo tràng tứ tử đại sa môn đồng tam ti công sự. Trong lúc nhận chức này, Sư được lấy thuế hộ năm mươi người.

Ngày 30 tháng 11 năm Hội Phong thứ 5 (1096), Sư cáo bệnh, có kệ dạy chúng rằng:

Nguyên văn:

春 去 百 花 落,

春 到 百 花 開。

事 逐 眼 前 過,

老 從 頭 上 來。

莫 謂 春 殘 花 落 盡,

庭 前 昨 夜 一 枝 梅。

Âm Hán Việt:

Xuân khứ bách hoa lạc,

Xuân đáo bách hoa khai.

Sự trục nhãn tiền quá,

Lão tùng đầu thượng lai.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Dịch thơ:

Xuân đi trăm hoa rụng,

Xuân đến trăm hoa cười

Việc đời qua trước mắt

Già đến trên đầu rồi!

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Ngoài sân đêm trước một cành mai.

Tối đó, Sư ngồi kiết già mà mất, thọ 45 tuổi đời, 19 tuổi hạ. Vua tặng hậu lễ, công khanh mỗi mỗi đến dâng hương, trà tỳ xong, thu xá lợi xây tháp ở chùa Sùng Nghiêm, làng An Cách. Vua sắc thụy là Mãn Giác.

(Nghiên cứu về Thiền Uyển Tập Anh – Trang 209-210 – Lê Mạnh Thát)

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 
Bách Trượng Thanh Quy
NXB: Phương Đông Hình thức: Bìa Mềm
(0)
110.000 VNĐ
 
 

Mô tả sản phẩm

Trong lần in lại này, chúng tôi cho bổ sung một số dữ kiện mới phát hiện được.

Thứ nhất, về người đứng in bản in năm 1715 là thiền sư Như Trí, chúng tôi đã thu thập được một số thông tin về vị thiền sư này cùng những người đệ tử của ông, mà trước đây chưa có. Đó là Tiêu Sơn Thiên Tâm tự cúng tổ khoa, trong ấy ta tìm thấy thiền sư Như Trí được kể ra như một vị trú trì của chùa Thiên Tâm tại Tiêu Sơn.

Tên của thiền sư Như Trí này cũng được kết liên với thiền sư Như Trúc (1691-1735) và được coi là thầy của Như Trúc. Tiểu sử của Như Trúc khắc trên tháp Tâm Hoa tại chùa Bút Tháp ở thôn Bút Tháp, xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cho biết Như Trúc là đệ tử của Như Trí ở chùa Thiên Tâm tại Tiêu Sơn. Sau khi Như Trí tịch, ông đã đến chùa Đông Sơn, 5 năm sau lại đến Long Động, rồi về trụ trì chùa Bút Tháp 13 năm thì mất.

Thế có nghĩa Như Trí mất lúc in Thiền uyển tập anh xong không lâu, bởi vì Như Trúc chỉ sống được 45 tuổi ta và thời điểm ông bắt đầu đến chùa Đông Sơn khoảng vào năm 1717, nếu tính thời gian ông ở Đông Sơn và Bút Tháp cộng lại khoảng 18 năm, trừ năm ông mất là 1735. Vậy Như Trí có thể mất vào năm 1717 hay sau đó không lâu.

May mắn thay, chúng ta còn có thêm dữ kiện của việc phát hiện ra nhục thân của thiền sư Như Trí qua một viên gạch tại ngôi tháp Viên Tuệ của thiền sư ở chùa Tiêu Sơn. Chính từ viên gạch rơi ra ngoài này, ta biết được thiền sư Như Trí đã mất vào năm Quý Mão Bảo Thái thứ tư (1723) của triều vua Lê Dụ Tông. Khi nghiên cứu nhục thân của thiền sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Cường đã đề xuất tuổi thọ của thiền sư khoảng 40 đến 45 năm. Như thế năm sinh của thiền sư rơi vào khoảng năm 1680.

Thứ hai, từ việc phát hiện Như Trí từng làm trú trì chùa Thiên Tâm tại Tiêu Sơn, ta mới biết thêm thông tin về bản đáy, mà An Thiền đã dùng để in lại Thiền uyển tập anh trong Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục vào giữa thế kỷ thứ XIX, đặc biệt khi An Thiền ghi chú trong bản in của mình là đã dựa vào Tiêu Sơn cựu bản. Như thế, Tiêu Sơn cựu bản chính là bản gỗ cũ chùa Tiêu Sơn. Và đã là bản gỗ cũ chùa Tiêu Sơn thì rõ ràng phải do thiền sư Như Trí đứng in, vì Ngài đã từng là trú trì chùa Tiêu Sơn này. Do đó, ta không còn nghi ngờ gì về nguồn gốc bản đáy của bản in đời Nguyễn và bản gỗ cũ chùa Tiêu Sơn chỉ bản nào.

Thứ ba, đồng thời với việc phát hiện một số thông tin liên hệ đến nhân thân và niên đại của thiền sư Như Trí, qua việc nghiên cứu một số văn bia như Trúc Lâm Long Đổng kiến khai Tịch Quang bảo tháp báo đức tôn sư tự pháp ký danh khắc trên tháp của thiền sư Chân Nguyên (1647-1726) tại chùa Quỳnh Lâm huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, ta biết thêm những đệ tử của Như Trí đã tham gia vào việc khắc bản in năm 1715 như Tính Nhu và Tính Phụng là thuộc dòng thiền của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng. Chúng tôi nhấn mạnh chi tiết này, bởi vì trong bản danh sách ghi chép đệ tử đệ tôn của thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1718) trong Hương Hải thiền sư ngữ lục xuất hiện tên của hai vị Tính Nhu, Tính Phụng đó. Điều này có nghĩa là hai vị ấy khác với hai vị có tên trong bảng danh sách trên văn bia của thiền sư Chân Nguyên. Sự trùng hợp tên chỉ là một tình cờ và cũng thường xảy ra trong các văn bản Phật giáo. Nhưng cũng có khả năng hai vị trong hai bản danh sách ấy đều cùng chỉ hai người chứ không phải bốn người khác nhau. Nói cách khác, Tính Nhu và Tính Phụng từ chùa Nguyệt Đường sau đó đã đến chùa Tiêu Sơn của thiền sư Như Trí để tham gia khắc bản Thiền uyển tập anh năm 1715. Hay ngược lại, nghĩa là Tính Nhu và Tính Phụng nguyên là đệ tử của thiền sư Như Trí, tham gia vào việc khắc in Thiền uyển tập anh năm 1715. Sau đó, năm 1723 thiền sư Như Trí viên tịch, hai vị này xuống trung tâm Nguyệt Đường để học với các cao đệ của thiền sư Hương Hải.

Từ đó, tên hai vị ấy xuất hiện trong bản danh sách của Hương Hải thiền sư ngữ lục. Dù trường hợp nào đi nữa, chúng ta vẫn coi đây là những thông tin mới cần quan tâm làm rõ thêm. Lý do nằm ở chỗ trong những lần in trước, chúng tôi đã xếp tên của hai vị vào dòng thiền của Minh Châu Hương Hải.

Thứ tư về tác giả Liệt tổ yếu ngữ là thiền sư Tuệ Nhật trong lần in này chúng tôi do phát hiện được Lạp nhật cúng Phật tổ nghi năm 1270 tại chùa Keo Ngoài mà tên chữ là Đỉnh Lan tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định và Lạp Phật nghi tại chùa Vệ ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, chúng ta bây giờ mới biết Tuệ Nhật là vị thiền sư cuối cùng của dòng thiền Pháp Vân mà Thiền uyển tập anh không đề cập tới. Từ đó, niên đại 1270-1340 mà chúng tôi đã đề xuất trước đây một lần nữa được chứng thực thêm.

Trên đây là một số những bổ sung mới cho bản in lại Thiền uyển tập anh lần này. Ngoài ra, chúng tôi cũng cho sửa chữa lại những thiếu sót và sai lầm in ấn do những lần in trước gây ra mà chưa có dịp khắc phục. Cụ thể là truyện Từ Đạo Hạnh trong lần in năm 1999 đã in sót cả một đoạn nguyên chú liên hệ với Đạo Hạnh trong Quốc sử. Từ việc in sót này dẫn tới sự in thiếu các chú thích số (22) và (23) có trong phần Chú thích. Không những in sót và thiếu, các bản in trước còn có in sai. Chẳng hạn, thế hệ thứ 12 của dòng thiền Pháp Vân thì bị in sai thành thế hệ thứ 7. Những sai sót vừa nói, hy vọng lần in này sẽ được khắc phục một phần nào.

Vạn Hạnh, Tiết Hạ nguyên năm Tân Tỵ (2001),

Lê Mạnh Thát

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
832
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
645
Trọng lượng
1,40 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét