Biên Niên Sử Thiền Tông Việt Nam

Biên Niên Sử Thiền Tông Việt Nam

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Thích Hanh Thanh NXB: Hồng Đức Hình thức: Bìa Mềm
Giá bán: 180.000 VNĐ

>>> [ Kinh Phật ]

>>> Tủ sách Phật Giáo

>>> Sách Xưa

>>> Tủ sách Triết học

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

[NHẬN IN, PHÁT HÀNH KINH SÁCH - 0903 789 987]

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Đôi điều về Thiền định

Thực ra, rất khó định nghĩa về Thiền, về Định một cách khái quát, Thiền (Phạn: dhyana, Pali: jhàna) có nghĩa là tư duy, tập trung tâm ý, tĩnh lặng, thông hội tâm mình với ngoại cảnh; từ đó hành giả tập trung vào một đề tài, một đối tượng, đấy là định (S. samadhi). Như thế, nếu không kể đến mức độ sâu cạn, thì thiền định là phương cách tư duy của mọi người, thuộc một tôn giáo hay không tôn giáo nào chứ không riêng của Phật giáo. Trước thời và trong thời Đức Phật, các tu sĩ Ấn Độ cũng đã rất quen thuộc với Thiền định và rất nhiều vị đã đạt trình độ cao, đã đạt được một số thần thông. Tam vô lậu học của Phật giáo bao gồm Giới luật, Thiền  định và Trí  tuệ.  Như  vậy, tu  học Phật  pháp, là tu sĩ hay tín đồ Phật giáo, đều phải thực hành Thiền  định.

Các Thiền phái tại Việt Nam

Như trên đã nói, Tu học Phật pháp là phải tu học và thực hành Thiền định. Từ thế kỷ thứ I TL, Đạo Phật đã du nhập Giao Châu do các nhà sư Ấn Độ theo thuyền buôn mà đến. Đây chỉ là tư tưởng Phật giáo của người bình dân. Nhưng đến thế kỷ II hoặc đầu thế kỷ III, khi Trung tâm Phật giáo Luy Lâu được thành lập, chùa Phật ở Giao Châu đã có vài trăm và kinh điển đã được phổ biến, dịch thuật ra Hán ngữ, hoặc sáng tác, chú giải, luận giải như Lý hoặc luận, Lục độ tập kinh, Nê-hoàn phạm hối… Đáng chú nhất là Khương Tăng Hội, gốc người Sogdiane, đã dịch Lục độ tập kinh ra chữ Hán vào đầu thế kỷ III và các sách luận  giải,  chú  sớ  của  ngài như  Pháp kảnh kinh, Đạo thọ kinh, An-ban thủ ý (đề tựa)… Đây là các kinh sách đề cập đến Thiền định rất sâu sắc. Trước thời Khương Tăng Hội, đất Giao Châu đã có hàng trăm chùa, nghĩa là Thiền tông đã có mặt tại vùng châu thổ sông Hồng và đến thời Khương Tăng Hội thì Thiền học đã có phần đậm đà bản sắc. Thế nhưng chưa có chứng cứ cụ thể nào để xác định ngài Khương Tăng Hội khai sơn ở đâu, mở Pháp hội nào, truyền pháp cho ai… Ta cũng không tài liệu nào gọi ngài là Tổ thiền của một tông phái.

Các sách lịch sử Phật giáo Việt Nam ghi nhận cụ thể các vị Đại thiền sư từ Trung Hoa sang Việt Nam, đến ngôi chùa Việt, thành lập một tông phái Thiền và được xem là Tổ. Có tông phái này được kế thừa bởi nhiều thế hệ nhưng về sau có sự ảnh hưởng qua lại giữa tông phái này và tông phái khác, nhiều vị Sư thuộc tông phái này lại đến tu tập, cộng cư với các vị thuộc tông phái khác. Càng về sau, ý niệm về tông phái không còn đậm đà. Hiện nay, ý nghĩa tông phái tại các tự viện không còn sâu đậm, không mang nét đặc thù của từng tông phái.

1/ Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi 

2/ Thiền phái Vô Ngôn Thông

3/ Thiền phái Thảo Đường

4/ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

5/ Thiền phái Lâm Tế

6/ Thiền phái Tào Động

* * *

Sách có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028.62 97 23 56)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
847
Kích thước
14 x 20 cm
Lượt xem
304
Trọng lượng
500 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét