Sài Gòn - Chợ Lớn Qua Những Tư Liệu Quý Trước 1945

Sài Gòn - Chợ Lớn Qua Những Tư Liệu Quý Trước 1945

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá gốc: 140.000 VNĐ
Giá bán: 126.000 VNĐ
Tiết kiệm: 14.000 VNĐ (-10%)

>>> Tủ Sách Lịch Sử

>>> Sách Lịch Sử Thế Giới

>>> Tủ Sách * Tác Giả Nổi Tiếng

- Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Trong lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam bộ, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh không những là trung tâm về địa lý với vị trí tiếp giáp giữa hai khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ mà còn là một đô thị trung tâm trong các mối quan hệ kinh tế, văn hóa ở phía Nam và cả nước. Ngay từ buổi đầu người Việt đến khai phá đất đai và xây dựng cuộc sống mới, vùng đất Gia Định - Sài Gòn - Chợ Lớn đã sớm phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Khi thực dân Pháp thiết lập chế độ cai trị và khai thác thuộc địa ở Việt Nam, nơi đây đã được quy hoạch để trở thành một đô thị hiện đại theo lối Tây phương. Trải qua hơn ba thế kỷ tạo dựng và phát triển, vùng đất Gia Định - Sài Gòn - Chợ Lớn đã để lại nhiều di sản quý báu làm nên bản sắc riêng của mình, cả về hạ tầng đô thị và sinh hoạt văn hóa của con người. Do vậy, tìm hiểu, nghiên cứu về Sài Gòn - Chợ Lớn xưa đã trở thành mối quan tâm của nhiều người, trong đó có nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp.

Là người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường và bảo tồn di sản văn hóa, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp đã tập hợp nguồn tư liệu nghiên cứu phong phú của cá nhân để hoàn thành công trình biên khảo “Sài Gòn - Chợ Lớn qua những tư liệu quý trước 1945”. Trong ấn phẩm này, độc giả sẽ được tiếp cận với những tài liệu có giá trị gồm tư liệu thành văn, tư liệu hình ảnh, bản đồ... của nhiều tác giả, đặc biệt là tư liệu của người phương Tây đã từng thăm viếng và sinh sống ở Sài Gòn - Chợ Lớn xưa, kết hợp với những tư liệu điền dã mà tác giả Nguyễn Đức Hiệp đã khảo sát trực tiếp đối với những di tích còn lại hiện nay, để phác họa nên những đường nét cơ bản của một Sài Gòn - Chợ Lớn xưa sinh động, quyến rũ, nơi từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”.
Chúng tôi hy vọng rằng, “Sài Gòn - Chợ Lớn qua những tư liệu quý trước 1945” sẽ là nguồn tham khảo có ích để bạn đọc tìm về những nét đặc sắc của Sài Gòn - Chợ Lớn xưa, góp phần gìn giữ những di sản quý, lưu giữ những ký ức đẹp về một thời đã qua ở vùng đất này.

Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ

SÀI GÒN TỪ THỜI TIỀN SỬ ĐẾN THẾ KỶ XVII
"Sài Gòn là giao điểm của vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ và cũng là vùng giao thoa của hai chủng tộc và nền văn minh lớn ở Đông Nam Á: Môn-Khmer với nền văn minh Phù Nam - Chân Lạp - Angkor có nguồn gốc lục địa và Austronesian Chăm với nền văn minh Champa có nguồn gốc hải đảo. Trong hai chủng tộc và nền văn minh trên thì ảnh hưởng của Môn-Khmer và Angkor có phần mạnh hơn.
Người tiền sử đã đến vùng đất Nam bộ và Tây Nguyên cách đây khoảng 40.000 năm (BP). Tuy không có di tích hang động cư trú như trong các vùng khác ở Đông Nam Á nhưng di tích cự thạch Hàng Gòn và các sọ cổ tìm được ở Cần Giờ, ở hạ lưu sông Cửu Long như An Sơn, Gò Tháp, Óc Eo cho thấy sinh hoạt thời tiền sử ở vùng Sài Gòn và Nam bộ. Các sọ cũng cho thấy họ rất gần gũi với loại hình sọ người Thượng (Stiêng, Mạ) hiện nay, chứng tỏ người Stieng và Mạ là hậu duệ của cư dân tiền sử vùng Nam bộ và địa bàn của họ xưa kia tản rộng từ Đông Nam bộ đến đồng bằng sông Cửu Long.
Từ từ thế kỷ XVII khi lưu dân người Việt bắt đầu ồ ạt di dân xuống vùng Đông và Tây Nam bộ, người Mạ dần bị biến mất, dânsố từ đa số đến thiểu số và mất hẳn bắt đầu từ đồng bằng ở Bà Rịa, Cần Giờ đến Biên Hòa - Đồng Nai do môi trường sống của họ chủ yếu là rừng, thú đã bị khai hoang phá hủy bởi lưu dân từ phía bắc.
Hiện nay họ còn lại một số ít sống ở vùng thượng nguồn sông Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, nhưng nguy cơ bị hủy diệt của họ cũng không kém xưa mà họ đã đối diện lúc lưu dân đến đồng bằng vào thế kỷ XVII. Rừng tiếp tục bị tàn phá, dân thiên cư người Việt tiếp tục lan tỏa đến định cư càng nhiều trên Tây Nguyên. Làng, bản, văn hóa bản xứ càng bị xâm nhập và sức ép ảnh hưởng bên ngoài càng tăng. Phá rừng, khai hoang, khai thác quặng bauxite, đô thị hóa nhanh chóng... và vì thế sự biến mất của người bản xứ cuối cùng còn sót lại của Nam bộ chỉ là vấn đề thời gian không lâu".

* * *

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028.62 97 23 56)

-  124 Bình Qưới, Q. Bình Thạnh, TP. HCM (028 88 000 579)

-  Chợ Chùa, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi (055.3 861 881)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
324
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
690
Trọng lượng
400 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét