Nam Bộ Từ Năm 1698 Đến Cuối Thế Kỷ XIX Qua Nghiên Cứu Của Người Nước Ngoài

Nam Bộ Từ Năm 1698 Đến Cuối Thế Kỷ XIX Qua Nghiên Cứu Của Người Nước Ngoài

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá gốc: 135.000 VNĐ
Giá bán: 121.500 VNĐ
Tiết kiệm: 13.500 VNĐ (-10%)

>>> Tủ Sách Lịch Sử

>>> Sách Lịch Sử Thế Giới

>>> Tủ Sách * Tác Giả Nổi Tiếng

- Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Nam bộ từ năm 1698 đến cuối thế kỷ XIX qua nghiên cứu của người nước ngoài

Từ lâu, vùng đất Nam bộ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước vì sự phong phú về lịch sử, văn hóa cũng như tính chất biến động và xáo trộn trong quá trình hình thành và phát triển. Từ giữa thế kỷ XIX, nước ta đứng trước họa ngoại xâm đến khi thực dân phương Tây hoàn thành công cuộc đặt ách cai trị lên xứ sở này, vấn đề Nam bộ lại càng trở nên phức tạp từ bản chất đến biểu hiện.

Nam bộ, vùng đất có bề dày lịch sử hơn 300 năm kể từ chuyến kinh lược năm 1698 của Nguyễn Hữu Cảnh. Hơn ba thế kỷ trôi qua, Nam bộ là nơi diễn ra những cuộc chuyển giao lịch sử quan trọng nên đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả nước ngoài, thể hiện qua các tác phẩm của Thích Đại Sán (cuốn Hải ngoại kỷ sự), Thái Đình Lan (cuốn Hải Nam tạp trứ), Charles B. Maybon (cuốn Histoire moderne du pays d’Annam (1592-1820)), Li Tana (cuốn Nguyen Cochinchina Southern Vietnam in the Seventeeth and Eighteeth Centuries),  Choi Byung Wook (cuốn  Southern Vietnam under the Reign of Minh Mạng (1820 – 1841)), Paul Doumer (cuốn L’Indo – Chine française (Souvenir))... Tuy vậy, những hiểu biết của chúng ta về Nam bộ trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… chưa thật đầy đủ và toàn diện, do đó việc kết tập tư liệu thành hệ thống có ý nghĩa bổ chú vào những khoảng trống lâu nay trong nghiên cứu về vùng đất này, để hướng đến những tìm tòi mới.

Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc.

Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ

Trích NAM KỲ CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC TỪ NĂM 1859 – 1874 QUA NGHIÊN CỨU CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

PGS.TS Nguyễn Duy Bính & Th.S Nguyễn Văn Biểu

Nam kỳ chống Pháp xâm lược từ năm 1865 đến năm 1874

Không phải đợi đến khi chiếm được trọn Nam kỳ thực dân Pháp mới thiết lập bộ máy cai trị, mà ngay từ khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam kỳ thực dân Pháp đã tổ chức bộ máy cai trị của chúng. Chúng sử dụng hàng ngũ chánh, phó tổng, xã trưởng, phó lý, để tổ chức bộ máy cai trị ở cấp làng xã của chúng. Vì quan lại người Việt một số đứng lên chống Pháp, một số bỏ trốn khỏi địa phương bất hợp tác với giặc, theo P. Cultru trong cuốn “Histoire de la Cochinchine française: Des origines à 1883”(1)viết: “Ở đây cần phải được sự hợp tác của giai cấp thống trị, phải nắm được quan làng thì mới nắm được các xã, các tổng. Nếu vì một phép mầu nào mà sĩ phu An Nam hợp tác với người Pháp phản lại vua của họ, thì việc cai trị Nam kỳ sẽ dễ như một trò chơi thôi. Nhưng người An Nam có học thức, hạng thượng lưu trung thành với luật pháp của đất nước họ, họ chỉ có thể xem chúng ta là kẻ thù. Nông dân, vì đồng ruộng mùa màng súc vật của họ mà họ ở lại trong làng; mới ngó qua tưởng chừng như họ chịu khuất phục; thật ra thì họ có khuất phục đâu. Còn hạng quan lại thì, hễ ta đến chiếm ở đâu, họ bỏ đi tất cả...”(2)

Sau khi ba tỉnh miền Tây đã lọt vào tay Pháp, phong trào kháng chiến trong nhân dân lên rất mạnh. Một số văn thân sĩ phu yêu nước chống Pháp tìm cách vượt biển ra vùng Bình Thuận do Nguyễn Thông lãnh đạo. Một số khác đã cương quyết ở lại bám đất bám dân, tham gia phong trào chống Pháp.

…….

Sau khi chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ, thực dân Pháp ở Nam kỳ muốn mở rộng ra đánh chiếm Bắc kỳ, được xem như là cuộc chinh phục khó khăn nhất vì nơi đây là vùng có truyền thống không chịu khuất phục và không dễ chiếm được: “Mọi người đều biết cuộc chinh phục Bắc kỳ diễn ra như thế nào. Cuộc chinh phục đó là một câu chuyện đã đi vào quá khứ, bị xen quá nhiều những cuộc tranh cãi của các đảng phái cũng như công luận của chúng ta. Những cuộc tranh cãi đó dường như chỉ liên quan đến những cuộc đấu tranh nội bộ, mà than ôi, chúng diễn ra hết ngày này sang ngày khác! Năm 1874, Francis Garnier, một sĩ quan hải quân trước đây cùng Doudart de la Grée thám hiểm sông Mê Kông và trở về theo đường qua Vân Nam và Bắc kỳ, đã cùng với một số binh lính chiếm thành Hà Nội. Thật là một hành động táo bạo, một sự can đảm điên rồ, không thể có kết quả nếu Chính phủ Pháp không quyết định hành động”(1)

Chiếm được Bắc kỳ, nhưng quân Pháp phải đối phó với phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân và sĩ phu Bắc Hà, bao gồm cả quân triều đình, có sự phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, hậu quả là Francis Garnier bị giết, quân Pháp lo sợ trước điều này và cả hai bên đã đi đến điều đình, thỏa hiệp để ký kết hòa ước có lợi cho mình.

Trích ĐÔ THỊ SÀI GÒN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIXQUA GHI CHÉP CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

PGS.TS Trần Thuận

R. Purefoy đến Sài Gòn để buôn bán trong các năm 1800 đến 1807. Năm 1826, ông viết lại những gì cảm nhận được về vùng đất Sài Gòn và đăng trong tập san Á châu vùng Ấn và phụ cận, ông cho biết: “Sài Gòn chính thật ra, hay như người bản xứ phát âm, Thai Gone, nằm ở phía trên một nhánh nhỏ của con sông, khoảng tám hay mười dặm Tây Bắc của Bến Nghé, hay Sài Còn, là cảng chính của thương mại. Thành phố này lớn đáng kể, được xây chủ yếu bằng gạch: đây là nơi các nhà thương gia chủ yếu của đất nước này cư ngụ”(1)

Năm 1819, một đại úy hải quân Hoa Kỳ tên là John White tới thăm Sài Gòn và năm 1824, ông cho xuất bản tại London tác phẩm A voyage to Cochinchina (Chuyến du hành sang Nam kỳ), trong đó ông mô tả thành Sài Gòn theo một cách thức mà học giả Pháp Malleret (trong BESI năm 1935) cho là “chính xác, ý nhị và chi tiết”. White viết: “... Từ một cây cầu xinh đẹp làm bằng đá và đất bắc qua một hào rộng và sâu, chúng tôi đến cửa Đông Nam của thành, hay có lẽ nói đúng hơn là của thành phố quân sự, bởi vì những bức tường và gạch của nó được làm bằng đất và gạch cao 6m và rất dày, bao bọc một mặt bằng và vuông góc, mỗi cạnh dài bằng 3 đến 4 dặm. Ở đó là nơi cư ngụ của các Tổng trấn cùng các võ quan và có những doanh trại rộng rãi, tiện nghi, đủ chỗ cho 50 ngàn binh lính, Tòa vọng cung nằm ngay trung tâm khu nhà ở, trên một bãi cỏ đẹp cùng với các khu vườn. Nó chiếm khoảng 3,25 mẫu, bao quanh là một hàng rào cao,...

... Ở mỗi bên, phía trước tòa Vọng cung, cách chừng 40m là một tháp canh vuông vức, cao khoảng 12m, có một quả chuông to. Sau tòa Vọng cung, cách khoảng 60m là một tòa nhà khác to gần bằng, gồm các căn hộ dành cho phụ nữ và các công chức phục dịch đủ loại, mái lợp ngói tráng men trong, trang trí hình rồng và những con vật đáng sợ khác giống ở Trung Quốc. Tòa nhà này dùng để cho nhà vua và hoàng tộc sử dụng, nhưng từ cuộc nội chiến chấm dứt đến nay, họ chưa từng trở lại Sài Gòn,...

... Khi đi qua những tòa này, các quan hướng dẫn hạ thấp lọng xuống cho chúng tôi làm theo để chào kính nơi trống vắng của “bậc thiên tử”,...(1)

White cũng đặc biệt ghi nhận về sự tồn tại của hai khu đô thị Sài Gòn và Bến Nghé: “Sự thực, có hai thành phố, mỗi cái cũng lớn như thủ đô của nước Xiêm. Thành phố được xây cất gần đây gọi là Bến Nghé (Sài Gòn ngày nay), cái thứ nhì cách một hay hai dặm là Sài Gòn. Cái thứ nhất tiếp giáp với một thành lũy xây cất trong những năm sau cùng này trên nguyên tắc của một đồn lũy châu Âu”(2)

* * *

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028.62 97 23 56)

-  124 Bình Qưới, Q. Bình Thạnh, TP. HCM (028 88 000 579)

-  Chợ Chùa, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi (055.3 861 881)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét