Toàn Việt Thi Lục - Lê Quý Đôn (Bộ 3 Tập)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Lê Quý Đôn NXB: Văn học Hình thức: Bìa Cứng Có Áo Bìa
Giá bán: 680.000 VNĐ

Đời Lý, phải kể đến đầu tiên bài Nam quốc sơn hà. Bài này, gần đây, PGS Bùi Duy Tân sau khi khảo cứu công phu, nghi ngờ nó không phải của Lý Thường Kiệt. Vì cũng có nhiều tướng soái dùng bài ấy, đọc bài ấy. Nhưng xưa nay, người ta tin nó là của Lý Thường Kiệt. Vì ông có dùng bài ấy trên chiến tuyến đánh Tống ở sông Như Nguyệt. Vì đại danh của ông! Vì cái thời “phạt Tống” của ông nó mới khớp với cái cảm hứng vĩ đại của bài thơ:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Sông núi nước Nam vua Nam ở,

Rành rành định phận tại Sách trời.

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!)

Quả đúng đó là bản “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của ông cha ta. An Nam lúc đó đã có vua (đế) ngang với Trung Hoa, lãnh thổ An Nam đã được phân định rõ ràng (tiệt nhiên) ở sách trời (thiên thư), tức là từ những chế định thiêng liêng, cao cả nhất. Vi phạm điều ấy, xâm lược An Nam, thì tất yếu sẽ bại vong! Chỉ 4 câu, 28 chữ, chắc nịch, oai dũng. Của ai làm, nếu không phải Lý Thường Kiệt, không quan trọng bằng cái mốc đóng vào lịch sử và văn học, sừng sững trong thiên niên vạn đại.

=========

>>> Sách Văn Học Việt Nam

>>> Tủ Sách Nghiên Cứu, Lý Luận

>>> Tủ Sách * Tác Giả Nổi Tiếng

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Bộ Toàn Việt thi lục hiện có nhiều dị bản khác nhau. Theo thống kê của TS. Hà Văn Minh trong Luận án “Nghiên cứu văn bản Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn” thì tại các thư viện trong nước hiện còn lưu giữ 10 bản TVTL với các kí hiệu: A.1262, A.3200, A.132, Α.393, A.1334, VHv.116, VHv.1450, VHv.117, A.2743, VHv.777, thêm một bản mới phát hiện R.2199, ngoài ra, có thêm 2 bộ khác lưu giữ ở nước ngoài: HM.2139/A-B.

Trong quá trình khảo cứu chúng tôi nhận thấy hiện nay có 4 bản: A.1262 (bản triều Lê), A.132 (bản triều Nguyễn), A.3200 và HM.2139/A-B là những văn bản tương đối đầy đủ, được đánh giá cao, và thường được các nhà nghiên cứu tin tưởng dùng khảo cứu.

Trong phạm vi của công trình này, chúng tôi dùng bản A.1262 (còn gọi là bản triều Lê, bản chép tay) - được xem là bản cổ nhất để khảo cứu, phiên âm và dịch nghĩa, đồng thời đối chiếu với 3 bản: ΗΜ.2139/A-B, A.132 (bản triều Nguyễn) và A.3200 để khảo dị.

Chúng tôi sắp xếp trình tự tác giả và tác phẩm theo đúng trình tự trong nguyên bản chữ Hán A.1262 theo các triều đại: bắt đầu từ thời Lý, Trần, Hồ, hậu Trần đến thời Lê, mỗi mục được trình bày theo thứ tự: tên tác giả, đôi dòng tiểu sử, tác phẩm (gồm chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ), tổng cộng có 15 tập. Lê Quý Đôn xếp các tác giả theo tôn ti thời quân chủ: vua, khanh tướng... Chúng tôi tôn trọng sự sắp xếp ấy.

Chúng tôi dịch tiểu sử tác giả theo nguyên văn chữ Hán chép trong bản A.1262. Trong quá trình dịch thuật, nếu có một vài thông tin chưa chính xác về tiểu sử của tác giả như sách sử ghi chép thì chúng tôi có làm thêm chú thích để cho độc giả tiện theo dõi.

Chúng tôi theo nguyên tắc: có thể đôi chỗ ý dịch còn thô, vụng, nhưng cố gắng dịch sát nguyên văn, bám sát chữ Hán để dịch nghĩa. Về chú thích, chúng tôi đã cố gắng tra cứu thêm những nguồn tư liệu mới như Phật Quang Đại từ điển, 8 tập, Nxb Phương Đông, 2014 để chú về Phật học... Trong quá trình dịch, chúng tôi cũng có tham khảo và đối chiếu với tập Thơ văn Lý Trần (3 tập), Nxb Khoa học Xã hội, 1977, 1978, 1988).

Một bài thơ có thể có nhiều bản dịch thơ khác nhau, mục đích là để cố làm sáng tỏ thêm ý thơ của nguyên tác (bản dịch của Trung tâm Nghiên cứu Quốc Học (TTNCQH), bản dịch của nhà thơ Đỗ Trung Lai, bản dịch của PGS-TS Đoàn Thị Thu Vân và một số tác giả khác...). Ngoài ra, đối với một số bản dịch của Ngô Tất Tố, Đinh Văn Chấp... hay và đã nổi tiếng của các vị tiền bối đi trước như của các cụ trong nhóm dịch “Hoàng Việt thi tuyển” thì chúng tôi cũng xin phép chọn lọc đưa vào để làm đa dạng và phong phú nguồn tư liệu tham khảo cho độc giả.

Cuối cùng, chúng tôi dùng bản A.1262 làm trục, trước hết lấy việc tôn trọng nguyên bản làm đầu. Đồng thời, đối chiếu với bản A.132, HM.2139/A-B. Trong quá trình dịch chú, chúng tôi sẽ đối chiếu với bản A.132, HM.2139/A-B và tham khảo Thơ văn Lý - Trần, Hoàng Việt thi tuyển để chọn ra chữ thích hợp nhất (và có chú thích rõ trong văn bản).

Ban Biên Soạn

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
544
Trọng lượng
1,75 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét