- Trang chủ
- Sách
- Sách tuyển chọn
- Tư tưởng & Thi ca
- Lịch Sử Triết Học Đông Phương (Bộ 5 Tập)
Lịch Sử Triết Học Đông Phương (Bộ 5 Tập)
Tác giả: Nguyễn Đăng Thục Hình thức: Bìa Mềm Tay Gấp
Giá gốc: 595.000 VNĐ
Giá bán: 535.500 VNĐ
Tiết kiệm: 59.500 VNĐ (-10%)
>> Sách Xưa
Cảo thơm lần giở trước đèn
Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.
Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...
Sản phẩm liên quan
Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua


Mô tả sản phẩm
THAY LỜI TỰA
TRIẾT HỌC VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC
Nhà triết học Anh Cát lợi có tiếng ở Thế giới ngày nay là Bertrand- Russell, trong một bài báo nhan đề: TRIẾT HỌC VỚI NGƯỜI KHÔNG CHUYÊN MÔN, có đưa ra một định nghĩa phổ thông rộng rãi như sau:
“Triết học kể từ lúc khởi thủy đã gồm có hai mục tiêu khác nhau, mà người ta coi như mật thiết quan hệ với nhau. Một đàng nó nhằm giải thích sự cấu tạo của thế giới. Một mặt khác có thể khám phá và giáo hóa đường lối sinh hoạt hoàn hảo hơn cho nhân loại. kể từ Heraclite cho tới Hégel và cả đến Mã Khắc Tư không bao giờ triết học đã lãng quên được hai mục tiêu ấy. Không bao giờ nó hoàn toàn chỉ là lý thuyết hay hoàn toàn là thực hành, mà luôn luôn nó tìm thuyết lý, tìm một quan niệm có hệ thống về vũ trụ có thể ứng dụng làm cơ sở cho một nền luân lý thực hành”.
Theo ĐỊNH NGHĨA trên đây thì triết học phải dựa vào thái độ của nhân loại hay dân tộc đối với vũ trụ nhân sinh để mà tổ chức, hệ thống hóa thành một quan niệm về vũ trụ nhân sinh mỗi ngày một thêm hoàn thiện, hoàn mỹ. thái độ là cả một tâm trạng sinh hoạt trong hoàn cảnh thực tế về trí thức tình cảm và ý chí, cho nên triết học không đi theo sát với thái độ của nhân loại hay dân tộc, chỉ đem lý trí giải thích một cách khách quan, thì triết học trở nên khô khan vô vị, không còn linh động để cảm hóa nhân loại nữa vậy.
Hiện nay các dân tộc trên thế giới về tinh thần văn hóa của dân tộc đều có ý nghĩa khách quan của nó, đều có giá trị chân tế của nó. Chung ta chỉ có thể nói cái khách quan của Anh Mỹ ngụ ở sự thực hiện, còn ở Âu châu lục địa chỉ phương diện khách quan lại ngụ ở lý tưởng tiêu chuẩn. Cho nên thái độ đối với chân lý của họ có nhiều chỗ khác nhau lắm vậy.
Tất cả những điểm khác nhau của văn hóa tạo nên các loại triết học khác nhau. Những môn phái khác nhau ấy, nếu không nghiên cứu kỹ cơ sở của chúng, thì cũng có thể ngờ rằng vì những danh từ phiền toái kia, những kẻ bán triết học đều chỉ là no bụng rỗi việc với danh từ mà thôi. Hiện nay chúng ta khảo sát các tính chất của dân tộc, chúng ta có thể biết được ảnh hưởng của triết học vào sinh hoạt văn hóa của dân tộc rất trọng đại. Bởi vì tinh thần văn hóa của dân tộc hoàn toàn do dân tộc tính quyết định. Dân tộc tính là cá tính của dân tộc phản ảnh của thái độ của dân tộc ấy, tìm cách điều hòa thích ứng với hoàn cảnh địa lý, khí hậu, và lịch sử xã hội, đời nọ qua đời kia, cha truyền con nối để sống còn tồn tại. Bất cứ một dân tộc đứng độc lập trong thế giới thế nào hết thảy đều phải có cá tính rõ rệt, thì mới có thể tự lập được. Nếu như chúng ta có thể giải thích được triệt để cá tính dân tộc thì đối với tinh thần văn hóa của mỗi dân tộc chúng ta đã giải thích được quá nửa rồi vậy. Đồng thời đối với gốc rễ triết học của dân tộc chúng ta cũng suy được ra quá nửa.
Hiểu được rõ các chủ yếu về đặc tính của các dân tộc, tức là có thể nhận thấy ảnh hưởng của chúng vào triết học của dân tộc ấy như thế nào và trái lại hiểu được triết học của dân tộc tức là hiểu được cái hồn của dân tộc ấy trên con đường tiến thủ vậy.
.jpg)
Thông tin thêm
Số trang | Tập 1: 340 trang; Tập 2: 414 trang; Tập 3: 238 trang; Tập 4: 546 trang; Tập 5: 490 trang. |
Năm xuất bản | 1961 - 1964 |
* * *
Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:
- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (08.62 97 23 56)
Davibooks trân trọng giới thiệu!
Nhận xét sản phẩm