[Sách Ảnh Ấn] Thơ Đường - Trần Trọng San (Bộ 3 Quyển)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Trần Trọng San NXB: Bắc Đẩu Hình thức: Bìa Mềm Tay Gấp
Giá gốc: 520.000 VNĐ
Giá bán: 468.000 VNĐ
Tiết kiệm: 52.000 VNĐ (-10%)

Quyển 1 tuyển dịch theo thời gian (Sơ Đường - Trung Đường - Thịnh Đường - Vãn Đường) gồm 108 bài, cuối quyển có hoạ phẩm chân dung của một số thi nhân tiêu biểu.

Quyển 2 chỉ tập trung vào tác phẩm của Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị; tổng cộng 110 tác phẩm.

Quyển 3 phân loại theo thể thơ: ngũ ngôn tuyệt cú, thất ngôn tuyệt cú, ngũ ngôn luật thi, ngũ ngôn cổ phong, thất ngôn cổ phong. Mỗi quyển đều có tiểu sử, tiểu truyện của các tác giả có tác phẩm được tuyển dịch trong sách

=========

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 
Từ Điển Pháp - Việt
Tác giả: Lê Khả Kế NXB: TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA Hình thức: Bìa Mềm
(0)
67.200 VNĐ 84.000 VNĐ
Về Thể Tính Của Chân Lý
Tác giả: Phạm Công Thiện NXB: Đông Phương Hình thức: Bìa Mềm
(0)
112.500 VNĐ 125.000 VNĐ
Nghiên Cứu Phân Tâm Học
Tác giả: Sigmund Freud NXB: An Tiêm Hình thức: Bìa Mềm
(0)
153.000 VNĐ 170.000 VNĐ
Tôi Là Ai
Tác giả: Nietzsche - Phạm Công Thiện NXB: Phạm Hoàng Hình thức: Bìa Mềm
(0)
90.000 VNĐ 100.000 VNĐ
 
 

Mô tả sản phẩm

«Người Việt-Nam phải học, phải biết chữ Hán».

Vấn-đề hầu như không cần biện minh nữa; vì ai chả dư biết:

1- Nếu người Pháp không học La-tinh, vẫn có thể học thông chữ Pháp được, thì trái lại, người Việt không biết chữ Hán nhất định không thể vận dụng tiếng Việt một cách chính xác, nhất là khi có tham-vọng xây dựng, củng cố lâu đài Quốc-học Việt-Nam.

2- Vì điều kiện địa lý, lịch sử của nước nhà, nên từng đã có và còn phải có những giây liên lạc mật thiết về văn hóa với Ân độ, Trung-hoa; người Việt-nam cần đến chữ Tàu, tiếng Tàu, chữ Ân, tiếng Ân trong đời sống hàng ngày, cần chữ Hán, chữ Phạn trong các công việc khảo cứu về Xã hội, Triết học, Văn-chương... bất quá cũng như người Pháp cần đến từ ngữ La, Hy và sinh-ngữ Tây-ban-nha, Anh, Đức, Ý.

3- Về phương diện tinh thần, chúng ta đương đứng trước một cuộc chạy vòng quanh luẩn-quẩn: trong khi người Âu, Mỹ đua nhau tìm hiểu và tán thưởng tư-tưởng, văn-hóa, tâm-hồn, đời sống tâm-linh cao đẹp của Đông Á, bọn ta trái lại, coi rẻ di-sản tinh thần quý báu ấy, lầm tưởng những tiến bộ cơ-khí, vật chất là tất cả văn-minh, văn hóa, và hăm hở thâu nạp các cặn bã của đời vật chất, kết-quả tai hại của hiện-tượng cơ-khí toàn thắng, gây ra «cơ tâm» giết hại đời sống tâm- linh của con người.

Một chứng cớ hiển-nhiên: người Âu, Mỹ đua nhau dịch Lâm-ngữ-Đường, tụng độc Lâm-ngữ-Đường, coi Lâm-ngữ-Đường như một hiền nhân có nghệ-thuật sống cao siêu, trong khi chúng ta luôn luôn tắm gội tận ngọn nguồn, trong những giòng tư-tưởng, cảm-tình gây nên bởi các bậc làm Thầy Lâm-ngữ-Đường từng để lại «khuôn mẫu sống» trải hàng 20 thế-kỷ.

Tuy nhiên, hễ nói đến chữ Hán là người ta có thành-kiến:

a- học thứ học lạc hậu, không cần cho đời sống nguyên tử;

b- học mất nhiều công-phu quá;

c- học không có ích lợi thiết thực trước mắt trong cuộc sinh sống mỗi ngày.

Chúng ta phải nhận ba thành-kiến trên không hẳn không có lý-do. Ở đây ta không nên trở lại cái «án Quốc học» và trách nhiệm các bậc cựu nho làm gì. Chi biết rằng «học» tự nó không hề lạc hậu bao giờ. Điều cần là phải biết học, và phải thích ứng tùy cơ. Ta học chữ Hán như người Nhật, người Pháp (ở tràng Sinh-ngữ Đông-phương), với mục đích tài bồi nên Quốc-học của mình và giữ vững lấy tinh-thần siêu việt, cố hữu nằm sẵn trong nhân-bản Á-đông thì hỏi có gì là lạc hậu ?

Đến như chữ Hán khó học thì quả thật là một điều ngộ nhận rất lớn. Chữ Hán không khó hơn chữ Pháp, chữ La-tinh, chữ Phạn ! Ta thấy khó bởi ta theo phương pháp dở, bởi ta không biết học. Nếu ta theo một phương pháp hợp lý thì ta học rất mau chóng, vì người Việt-nam nào cũng có chữ Hán ở trong huyết-quản và thường dùng chữ Hán mà không tự biết, như ông Giu-đăng «nói» được văn xuôi.

Cuối cùng, đến như lợi ích nhỡn tiền thì quả thật tôi không muốn để cập tới ở đầu một cuốn sách như cuốn sách này ! Dù sao, có ai học tháng trước, năm trước mà tháng sau, năm sau đã «đổi cái học thành giấy bạc» được ngay ? Chúng ta học chữ Pháp xưa kia cũng phải 10 năm mới làm được một thầy giáo bực Tiểu học kia mà! Tôi thiết tưởng giờ đây, một giáo-sư, một bác sĩ, một doanh nghiệp gia... biết rành chữ Hán thì không thể báo rằng không có lợi.

Nghĩ đến sự giao-thiệp của một nước Việt-nam độc lập với Trung-hoa, Ân-độ, nghĩ đền nến Quốc-học và tương lai tiếng Việt, nhìn thấy chung quanh tôi các bạn thanh niên đi học nhưng hờ hững, nhìn thấy bao thành-kiến bất công đối với chữ Hán, tôi không khỏi thở dài nhớ lại câu nói của một bậc túc-nho giảng Kinh, Truyện cho tôi 13 năm về trước: «Lũ chúng tôi như như sao thưa lác đác, nếu các ông không cố giữ cho Hán-học được liên tục, thì thôi ! Cũng đừng nên nói gì đến Quốc-học và Văn-hóa nước nhà !».

Trong 13 năm, Hán-học đã không tiến mà chỉ lùi. Tôi từng lo sợ băn khoăn thì, cũng may ! Tại trường Đại-học Văn-khoa Việt-Nam còn có những bạn thanh niên không vì thành-kiến, không nghĩ đền lợi nhỡn tiền, cố công theo đuổi cái học «vô vị, lạc hậu» kia ! Và ngày hôm nay, một trong số các bạn trẻ của tôi, Giáo - sư Trần-Trọng-San đem lại cho tôi xem cuốn sách này, khiến tôi vui mừng khôn xiết kể.

Các bạn đọc, đọc lời nói đầu, sẽ hiểu mục đích của tác-giả. Tác giả muốn giúp anh em «thanh khí» một cuốn sách để học chữ Hán vừa vui, vừa có phương-pháp; và tuy không nói rõ, song cao-vọng của tác giả là đưa ta quay về hít thở không-khí tao nhã cổ Trung-hoa.

Tinh-hoa thơ Đường tác-giả đã trình bày được hết hay chưa ? Phương pháp học chữ Hán của tác giả có quả thực đã tới chỗ hoàn toàn ? Tôi không dám trả lời và xin đợi chờ các bậc cao-minh, vì tác giả cũng như tôi, chúng tôi đang là bọn người cầu học với một tấc dạ «chí thành», bao nhiêu lời chỉ trích đối với chúng tôi là bấy nhiêu lời dạy bảo.

Dù sao, nếu có ai cầu toàn, trách bị thì cũng nên xét lại, «lỗi không ở tác giả làm việc quá sức» mà có lẽ trách nhiệm một phần cũng ở các bậc tiền-bối sao lại để cho bọn tân-học phải đảm đương viết những loại sách này ?

Riêng tôi, được tác giả cho xem bản thảo trước tiên, vừa hân-hoan lại vừa không khỏi có chút bùi ngùi, nhớ đến câu «Trời kia chưa làm mất tư văn», và xin đem câu ấy đặt vào cuối bài này, không phải chỉ để tự nhủ mình mà chính là để cầu mong cho tất cả các bạn song-khế trước sau và nhất là tác-giả.

Viết tại Giản-phố, sau Lập-Xuân

3 ngày, năm Đinh - Dậu (1957)

HẠO-NHIÊN NGHIÊM-TOẢN

Thông tin thêm

* * * * *

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh) - SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất

Thông tin sản phẩm

Kích thước
15.5 x 23.5 cm
Lượt xem
1516
Trọng lượng
1,20 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét