Tự Điển Chữ Nôm Dẫn Giải - Nguyễn Quang Hồng (Bộ 2 Tập)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá bán: 1.650.000 VNĐ

Công trình biên soạn này thuộc về lĩnh vực Ngữ văn học Hán Nôm, về tiếng Việt và văn tự của nó trong quá khứ. Bộ tự điển phản ảnh thành quả nghiên cứu nhiều năm của tác giả về chữ Nôm – văn tự cổ truyền - của dân tộc. Trong đó bao gồm việc sưu tầm một khối tư liệu phong phú và đa dạng từ hàng trăm tác phẩm và văn bản chữ Nôm qua các thời kỳ lịch sử, phân tích và giải thuyết cặn kẽ về các mặt "Hình - Âm - Nghĩa" của ngót chục nghìn chữ Nôm được ghi nhận qua khối tư liệu đó.

TÁC GIẢ cẩn chí

=========

>>> Tủ Sách Từ Điển

>>> Tủ Sách Anh Văn

>>> Băng Đĩa Ngoại Ngữ

>>> Tủ Sách * Tác Giả Nổi Tiếng

>>> Băng đĩa tại Davibooks. Mua ngay!

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Chữ Nôm là thứ văn tự cổ truyền của dân tộc Việt Nam, được sáng tạo theo hình mẫu chữ Hán. Trải qua nhiều thế kỷ, chữ Nôm đã đồng hành cùng chữ Hán (từ thế kỷ XII) và sau đó cả với chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh (từ thế kỷ XVII) đến đầu thế kỷ XX. Qua chữ Nôm, chúng ta có thể giải đọc và tìm hiểu nhiều tác phẩm quý giá của tổ tiên để lại. Bộ TỰ ĐIỂN CHỮ NÔM DẪN GIẢI (Dictionary of Chu Nom with Quotations and Annotations) này được biên soạn trước hết giúp độc giả làm quen với chữ Nôm và từ đó có thể đi vào giải đọc các văn bản cần thiết. Trong quá khứ, chữ Nôm chưa từng được điển chế hóa thực sự, và tác giả bộ tự điển này cũng không đặt cho mình nhiệm vụ chuẩn hóa chữ Nôm, mà chủ yếu cố gắng phản ánh thực trạng đa dạng và phức tạp của nó, nhưng không xô bồ mà theo một cách tiếp cận có hệ thống, có phân loại lớp lang, có phân tích cấu trúc hình thể và cấu trúc chức năng của chữ, có dẫn giải nghĩa chữ qua những câu trích từ nguyên văn của các văn bản Nôm ở nhiều thời kỳ khác nhau.

Trong khi vẫn giữ nguyên tinh thần và cốt cách như bản in cũ (2014), ở lần tái bản này (2021), tác giả có sửa chữa, điều chỉnh, thêm bớt một vài chi tiết đối với các mục chữ vốn có, sử dụng thêm 7 văn bản Nôm, bổ sung nhiều mục chữ (hiện lên tới ngót 9500 chữ khác nhau, ứng với 18500 âm đọc, quy thành gần 4500 âm tiết khác nhau, chưa kể các âm và chữ trong phần Phụ lục), thêm nhiều câu dẫn mới phát hiện, chuyển một số nội mã (Vcode) sang mã quốc tế hóa (Unicode), v.v. Đây là công việc khá phức tạp mà tác giả đã thực hiện trong nhiều năm kể từ sau khi bộ sách lần đầu xuất bản đến nay. Trong công việc này và cả trong việc tái tạo phiên bản mới để tái bản, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt thành và đậm tính chuyên nghiệp từ GS Lee Collins (Hoa Kỳ), cùng đồng nghiệp Lương Thị Hạnh trong nhóm Nôm Na thuộc Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm (Nom Preservation Foundation), với sự gia công của Lê Xuân Thắng ở khâu hoàn thiện chế bản cuối cùng. Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng, song những khó khăn kỹ thuật trong chế bản vi tính chưa hẳn đã khắc phục được hết.

Cũng như với việc làm nên bản thảo cho lần xuất bản trước, việc gia công tu bổ bản thảo lần này tác giả vẫn cố gắng tự mình xoay xở thực hiện trong khả năng kinh phí hạn hẹp chủ yếu từ nguồn lương hưu hàng tháng của bản thân. Dù có khó khăn, song tác giả vẫn cảm thấy hài lòng về công việc và cuộc sống của mình ở tuổi “bát thập cổ lai hy”, luôn tâm đắc với hai câu thơ chữ Hán của Cụ Hồ: “自供清淡精神爽 做事從容日月長” (“Tự cung thanh đạm tinh thần sảng. Tố sự thung dung nhật nguyệt trường". Nghĩa là: Sống ưa thanh đạm lòng trong sáng. Làm việc thong dong ngày tháng dài).

Nhà nghiên cứu, sau khi đã hoàn tất công trình dưới dạng một bản thảo, thường thì phải hướng tới việc xuất bản, quảng bá tác phẩm với công chúng. Nhưng có một thực tế, nhất là trong cơ chế kinh tế thị trường, các nhà xuất bản hay các công ty in ấn và phát hành sách không thể “vô tư” bỏ kinh phí ra in mà không cần tính toán. Những công trình càng chuyên môn sâu, càng có tầm cỡ, càng hoành tráng thì càng gặp trở ngại trong chuyện này. Kinh phí cần cho một lần in ấn những tác phẩm như thế là cực kỳ lớn, mà riêng nhà xuất bản hay bản thân tác giả không thể nào kham nổi. Và bộ Tự điển chữ Nôm dẫn giải của chúng tôi hẳn cũng là một trong những trường hợp như vậy. Chính vì vậy mà lần đầu xuất bản bộ sách, Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm (Hoa Kỳ) do GS John Balaban làm Chủ tịch đã thông cảm và sẵn sàng tài trợ cho phần kinh phí chủ yếu để xuất bản bộ tự điển này vào năm 2014.

Nay với lần tái bản bộ tự điển (2021), tác giả lại may mắn có được mối lương duyên với cụ Phùng Liên Đoàn, một trí thức Việt kiều ở Hoa Kỳ. Từ nhiều năm nay, cụ Phùng cùng với một số học giả người Việt đã lập ra Quỹ khuyến học Việt Mỹ (VASF) và Trung tâm khuyến khích tự lập (CESR), hợp nhất thành VASFCESR do Cụ làm Chủ tịch. Mới hay từ trước Cụ đã từng góp phần cùng Hội của GS Balaban giúp kinh phí để xuất bản bộ tự điển này rồi. Ngay sau khi xuất bản bộ tự điển, cụ Phùng đã có nó trong tay, và Cụ khôn xiết vui mừng viết email khen ngợi bộ sách và tác giả của nó. Mới hay, cụ Phùng và tôi cùng nặng lòng với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, mặc dù cho đến giờ chúng tôi chưa hề có dịp gặp nhau.

Được cụ Phùng Liên Đoàn khuyến khích, tôi gửi đơn đến Quỹ VASFCESR xin hỗ trợ kinh phí để tái bản bộ tự điển. Chỉ sau một tháng, Hội đồng xét đơn do cụ Phùng làm Chủ tịch đã gửi thông báo khẳng định: “Bộ Tự điển chữ Nôm dẫn giải của Giáo sư đã giúp chúng tôi hiểu nhiều hơn về tiếng mẹ đẻ cùng là thưởng thức thấu đáo hơn những áng văn thơ của tiền nhân như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... Tuy đã bỏ nhiều chục năm để tạo nên bộ tự điển này, Giáo sư lại bỏ thêm nhiều công sức trong 5 năm qua để tu bổ cho thêm hoàn hảo. VASFCESR công nhận đóng góp quan trọng này và đồng ý cộng hưởng số tiền lớn nhất được phép [trong khuôn khổ của VASFCESR] để Giáo sư cho in bộ tự điển đã được hoàn thiện hơn”. Tác giả sách này hiểu rằng đây không đơn giản là một biểu hiện của lòng ưu ái riêng tư, mà đúng hơn là một nghĩa cử cao đẹp nhằm chung tay góp sức hướng tới việc giữ gìn và phát huy những giá trị của văn Nôm chữ Nôm, một di sản văn hóa truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc.

Công việc còn lại là với một ít vốn liếng có được từ Quỹ VASFCESR, tác giả sẽ tự tin (cùng với sự tương tác của một đồng nghiệp gần gũi là PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường) tìm đến một nhà xuất bản có uy tín (như Nxb Khoa học xã hội), một Công ty in ấn và phát hành sách nhiệt thành và chuyên nghiệp (như Nhà sách Trithuctre Books ở Hà Nội) để hợp tác tái bản bộ Tự điển chữ Nôm dẫn giải này, nhằm đáp ứng nhu cầu “tìm về tiếng Việt, chữ Việt và văn Việt trong quá khứ” của đông đảo độc giả thời nay.

Nhân dịp sách được tái bản, tác giả muốn ngỏ lời cảm ơn chân thành tới tất cả các cơ quan, tổ chức, các nhà tài trợ, cùng các bạn bè đồng nghiệp và gia đình... đã luôn động viên, ủng hộ, và giúp đỡ tác giả trong cả hai lần biên soạn và in ấn công trình này. Tác giả cũng xin tri ân sâu sắc quý vị độc giả xa gần luôn khích lệ, đồng cảm và sẵn lòng chia sẻ cùng tác giả qua những gì mà công trình muốn gửi gắm. Biên soạn, chế bản và in ấn một công trình phức tạp như bộ tự điển này, tác giả tự biết khó lòng tránh khỏi mọi khiếm khuyết và lỗi lầm có thể có. Rất mong nhận được sự thông cảm và sẻ chia từ quý vị độc giả.

Hà Nội, Mùa Thu năm Kỷ Hợi

15-9-2019

Tác giả: GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
1835
Trọng lượng
4,10 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét