Việt Nam Phật Giáo Sử Luận - Toàn Tập

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá bán: 209.000 VNĐ

>>> [ Kinh Phật ]

>>> Tủ sách Phật Giáo

>>> Sách Xưa

>>> Tủ sách Triết học

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

[NHẬN IN, PHÁT HÀNH KINH SÁCH - 0903 789 987]

 
 

Sản phẩm liên quan

Giá bán tất cả: 409.000 VNĐ
 

Mô tả sản phẩm

Tập I bộ sách Việt Nam Phật giáo sử luận của ông Nguyễn Lang xuát bản ở Sài Gòn năm 1973, tính đến nay đã gần chẵn hai thập kỷ. Sau ngày Bắc Nam thống nhất, nhiều bạn đọc miền Bắc hẳn đã từng có dịp tiếp xúc với công trình còn dở dang này. Nhưng không lâu sau đó, vào năm 1978, tập II được công bố tiếp ở Paris, vẫn dưới danh nghĩa nhà xuất bản cũ.
Nói về lịch sử Phật giáo thì trước Nguyễn Lang khá lâu, những tên tuổi như Trần văn Giáp, Thích Mật Thể, bằng uy tín cá nhân, trong nghiên cứu, biên khảo, hoặc trong hành đạo, xử thế, đã cho ra đời những công trình như Le Bouddhisme en Annam des origines au XIIÌe siècles và Việt Nam Phật giáo sử lược, khiến người ta nhìn vào phải vì nể. Và trước Trần Văn Giáp, Thích Mật Thể rất lâu, cũng đã có những bộ “Thiền phả”nổi tiếng, lẻ tẻ xuất hiện trong các thế kỷ XIV đến XIX, như Thiền Uyển Tập Anh, Tam tổ thực lục, Thánh đăng lục, Thiền uyển đăng lục, Đại Nam thiền uyển truyền đăng lục…mà những ai quan tâm nghiên cứu đều có biết đến dù ít hay nhiều.
Cuốn sách của Nguyễn Lang đã biết dựa rất chắc trên từng chặng thành tựu của những công trình đã có, kể từ những cuốn Lý Hoặc Luận, Tứ Thập Nhị Chương cuối đời Hán, cho đến những cuốn sách mới xuất bản gần đây. Bộ sách của Nguyễn Lang tuy không đưa ra một tài liệu gì thật đột xuất, nhưng đã đáp ứng được một trong những nhu cầu khách quan, ngày càng trở nên bức xúc của khoa học xã hội và nhân văn nước ta, trong một cố gắng chung nhằm mạnh mẽ quay về với văn hóa dân tộc. Nếu nói rằng Nguyễn Lang đã tìm ra được một kết cấu hợp lý cho bức tranh sống thực của lịch sử Phât giáo Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX thì cũng không có gì quá đáng, vì lẽ, dù đó đây có nhiều điểm còn phải bổ sung, thay đổi, cái kết cấu mà ông tạo dựng nên trong sách cũng đã trở thành một cái gì khách quan và ổn định, nó góp phần làm sống lại không khí cũng như diện mạo cụ thể của sinh hoạt Phật giáo qua các thời đại, đến mức ngay những bộ sách cùng đề tài triển khai sau ông, muốn tự đề xuất một hướng tìm tòi mới, khoa học hơn, xác đáng hơn, chung quy vẫn phải dựa vào kết cấu đó, đôi khi còn biến hóa vay mượn nó một cách lộ liễu.
Thực ra , nói Nguyễn Lang không đưa ra tài liệu gì mới thì cũng không đúng hẳn. Như Bl. Pascal từng lấy ví dụ về một người chơi cầu biết gieo quả cầu đúng chỗ để nhấn mạnh vai trò tiên quyết của cách lựa chọn và sử dụng tài liệu trong nghiên cứu, ta cũng có thể nói như vậy về bộ Việt Nam Phật giáo sử luận của ông Nguyễn Lang. Mặc dù xét từ những tài liệu cốt yếu làm nền cho bộ sách, Nguyễn Lang không có nhiều những tài liệu độc đáo hơn người, nhưng ông lại tìm được nhiều tài liệu bỗ trợ hiếm có, nhất là tài liệu Phật giáo Trung Quốc liên quan đến Phật giáo Việt Nam; đặc biệt hơn nữa là ông đã biết cách làm cho tư liệu “sống dậy”.
Bộ sách của Nguyễn Lang còn có một ưu điểm đáng quý: coi trọng vai trò của tài liệu trong luận chứng, có thái độ tỉnh táo trước hiện tượng thật giả khó phân của nhiều nguồn tư liệu, nhưng không bao giờ đi đến một thái độ cực đoan , hoài nghi chũ nghĩa, trong khi lục vào kho tài liệu nghèo nàn, thậm chí hỗn loạn của cha ông.
Lẽ tự nhiên, Việt Nam Phật giáo sử luận cũng còn một số nhược điểm. Nhược điểm dễ thấy nhất là việc phân bổ tỷ lệ chương mục giữa hai tập sách chưa thật đồng đều. Nếu xét về số trang thì tập II quá mỏng trong khi tập I lại quá dày, nhưng nét xét về nội dung vấn đề thì dường như tập I có tham vọng bao quát lịch sử Phật giáo cho đến hết thời thịnh trị của nó (nhà Trần), hóa ra lại chưa bao quát được, phải để lại một chương cho vào tập II – chương XVII: “Sinh hoạt tăng đồ và cư sĩ”. Phải chăng lúc viết xong tập I, tác giả chưa có ý định viết chương này, về sau đọc lại thấy thiếu nên mới phải bổ sung? Nhưng cũng do sự bổ sung có phần vội vã nên chương này lại để lộ một nhược điểm, mà các chương khác đã không vấp phải.
Cũng nói về chú dẫn tài liệu, thảng hoặc trong sách ta bắt gặp dấu vết của những tài liệu nghiên cứu ở miền Bắc lúc bấy giờ mà Nguyễn Lang đã tham khảo, nhưng vì lý do gì đấy không chua rõ xuất xứ, cũng có tài liệu ông có chua xuất sứ thì đáng tiếc, sự gián cách lại làm ông lầm lẫn. Cách bố trí chương mục ở tập II nhìn chung cũng chưa thật chặt chẽ, nên có cái gì như vừa thừa lại vừa thiếu.
Tựu trung, nhận xét có thể rút ra không mấy khó khăn, là tập II không được chuẩn bị kỹ như tập I. Tập I tuy cũng còn những mục viết sơ lược, như mục “Thiền ngữ và hình ảnh thi ca” (chương VI), (nếu ta đối chiếu với cách D.T. Suzuki trình bày vấn đề “Thiền và thơ Haiku”trong cuốn Thiền và văn hóa Nhật Bản, hẳn sẽ nhận ra chỗ còn sơ lược của Việt Nam Phật giáo sử luận), nhưng xét về tổng thể, cả tập I vẫn là một khối gắn bó vững chắc, trong khi tập II có phần lỏng lẻo hơn. Có vẻ như một số chương ở tập này chỉ mới là những cái khung được dựng sơ sài, hoặc có những cánh cửa còn để ngỏ, để tác giả còn có dịp bổ sung sửa chữa khi tái bản.
Với tất cả những ưu điểm nổi bật và những mặt còn tồn tại của nó, tôi nghĩ Việt Nam Phật giáo sử luận vẫn là một trong số rất ít công trình nghiên cứu nghiêm chỉnh về Phật giáo Việt nam trong vòng 20 năm qua. Đối với người nghiên cứu chuyên sâu hay với bạn đọc rộng rãi muốn nhìn lại lịch sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chắc đều có thể tìm thấy ở đây những gợi ý hữu ích, và một người dẫn đường đáng tin cậy. Viết tại Mộng Thương thư trai
Gs. NGUYỄN HUỆ CHI

Thông tin thêm

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:
 
- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh) - SĐT: 028 6265 2039
 
DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất

Thông tin sản phẩm

Số trang
984
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
1755
Trọng lượng
1,40 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét