Tứ Phần Luật - Bộ 3 Quyển (2Q Luật + 1Q Tổng Mục Lục)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá bán: 1.050.000 VNĐ

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

>> Sách Xưa

>> Sách Tuyển Chọn

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

[NHẬN IN, PHÁT HÀNH KINH SÁCH - 0903 789 987]

 
 

Mô tả sản phẩm

Ấn bản Tứ Phần Luật hoàn chỉnh lần thứ nhất năm PL. 2546 đến nay được tái bản nhiều lần mà không có thêm sửa chữa gì. Trong ấn bản lần này, PL. 2553, sau khi duyệt lần thứ tư, chúng tôi có thêm một số sửa chữa, bổ túc. Trước hết là cố gắng làm sạch thêm các lỗi chính tả. Trong đó, ngoài những lỗi chính tả thông thường, có rất nhiều câu văn, đoạn văn bị nhảy sót, khiến câu văn nhiều khi thiếu mạch lạc. Chúng tôi đã cố gắng hết sức mình, với sự hỗ trợ của thầy Nguyên Vương và Tâm Nhãn; tuy vậy, cũng có thể còn một số lỗi chưa phát hiện được. Hy vọng nếu có sự hỗ trợ thêm của nhiều thầy cô, số lỗi này sẽ giảm thiểu tối đa. Văn luật cần có sự trong sáng và mạch lạc, để cho sự đọc và sự nghiên cứu tránh được những hiểu nhầm không đáng có.

Với mục đích để cho văn cú được trong sáng, mạch lạc, trong khi duyệt lại lần này chúng tôi cũng thêm vào nhiều chú thích, và nhiều câu văn, đoạn văn được viết lại. Trong sự hiệu đính văn cú này, có nhiều đoạn văn được sửa chữa mà đại ý có thể không đồng nhất với bản in các lần trước. Lý do cho sự sai khác này là do câu văn Hán thoạt mới đọc có vẻ đơn giản, ý nghĩa rõ ràng, do đó việc chuyển sang tiếng Việt cũng đơn giản. Nhưng trong quá trình giảng Luật cho các khóa hạ, khi đọc kỹ lại, và suy nghĩ thêm, chúng tôi tự thấy câu văn tiếng Việt chưa ổn, dễ dẫn đến hiểu lầm. Để hiểu ý nghĩa điều Luật này không thể không tham chiếu đến điều Luật IX (ni-tát-kỳ IX), theo đó, thí chủ cúng tiền cho tỳ-kheo để sắm y; tỳ-kheo không được phép nhận tiền, nhưng được phép nhận y.

Vì vậy, người mang tiền cho tỳ-kheo ký thác nói với một người khác, khi nào cần, tỳ-kheo có thể sử dụng để có y. Điều luật có thể áp dụng một cách rộng rãi cho nhiều thứ khác nhưng trong các trường hợp ấy, vì vật thọ dụng không phải là y nên không phạm ni-tát-kỳ, mà chỉ phạm đột-kiết-la. Điểm khá thú vị đáng nói ở đây là, mặc dù với thông tin rất đơn giản, ni-tát-kỳ IX cho biết thủ tục ký thác, một loại hoạt động tiền tệ trong thời đức Phật. Điều ni-tát-kỳ XVIII này, “cầm giữ tiền bạc”, cũng còn liên quan đến điều ba-dật-đề IXXXII “cầm nắm bảo vật”. Bảo vật trong điều này bao gồm vàng, bạc (rajatam jātarūpam). Như vậy ta thấy rõ, vàng bạc trong điều Luật ni-tát-kỳ XVIII được sử dụng như là tiền tệ; còn trong điều luật ba-dật-đề Ixxxii này chúng được liệt kê trong số những đồ trang sức, nghĩa là thuộc loại hàng hóa.

Vàng được phân biệt thành giá trị tiền tệ và giá trị hàng hóa khác nhau sự phân biệt này là căn cứ để phân tích nội dung các điều Luật liên hệ. Vì vậy, văn cú trong điều Luật ni-tát-kỳ XVIII cần dịch lại thế nào để sự phân biệt các giá trị như vậy không bị lẫn lộn. Điển hình được nêu trên cho thấy những ý tưởng rất tế nhị, kín đáo, sau những câu văn Luật mà nếu chúng ta sơ hốt thì chúng ta không thể có nhận thức đúng tầm mức cần phải có. Nó cũng cho thấy rằng sự lãnh hội các điều Luật không chỉ thuần túy căn cứ trên trình độ ngôn ngữ và kiến thứ, mặc dù hai yếu tố này không thể ở dưới mức thấp; nhưng kinh nghiệm thực tế trong sinh hoạt thường nhật cũng góp phần không ít để chúng ta có thể hiểu rõ hơn những văn cú của Luật muốn nói gì.

Ấn bản Luật Tứ Phần lần này đã được duyệt đến lần thứ tư, nhưng như đã thấy một cách chung chung nêu trên, nó chưa thể được như mong ước. Bởi vì Luật, nhất là Luật trong ý nghĩa Tỳ-ni tạng, không phải là ý chí và đạo đức cá nhân. Luật trong Tỳ-ni tạng thể hiện ý nghĩa và hình thái tồn tại của cộng đồng đệ tử Phật giữa các cộng đồng thế gian. Vì không phải là ý chí cá nhân, nên nhân cách và khả năng một người không đủ để đi sâu vào chỗ uyên áo để tiêu biểu cho số đông. Vì vậy ước nguyện chung của tất cả chúng ta hãy là cùng sống chung, cùng hành trì, cùng kinh nghiệm, để duy trì tính thể của Luật không bị che mờ bởi pháp thế gian. Nguyện đem công đức này hồi hướng đến sự thanh tịnh cho Tăng-già, cho tứ chúng đồng tu, cùng học một Thầy, cùng hòa hiệp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới được sự tăng ích, sống an lạc.

Quảng Hương Già-lam, Cuối thu Kỷ sửu, PL. 2553

Thích Tuệ Sỹ, Cẩn chí

Thông tin thêm

* * * * *

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028 6265 2039)

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét