Trường Mỹ Thuật Đông Dương - Lịch Sử Và Nghệ Thuật

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Quang Việt - Quang Phòng NXB: Mỹ Thuật Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 799.000 VNĐ

>>> Tủ Sách Lịch Sử

>>> Sách Lịch Sử Thế Giới

>>> Tủ Sách Về Kinh Tế

>>> Tủ Sách Về Chính Trị

>>> Tủ Sách * Tác Giả Nổi Tiếng

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

>> Sách Xưa

>> Sách Tuyển Chọn

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Sự ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là kết quả của một cuộc gặp, tại Hà Nội, giữa hai con người, cũng là hai nhà sáng lập: Victor Tardieu và Nguyễn Nam Sơn. Một người đại diện cho văn hoá mỹ thuật Pháp, một người đại diện cho văn hoá mỹ thuật truyền thống Việt Nam. Theo Waldemar George, nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng của nước Pháp, đó là một ngôi trường mỹ thuật không giống với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khai giảng khoá học đầu tiên tháng 11 năm 1925 và kết thúc hoạt động tháng 3 năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp. Theo tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia (Việt Nam) và một số tài liệu của Pháp, trường đã tuyển sinh 18 khoá, số người trúng tuyển chính thức là 149, số tốt nghiệp là 128, trong đó 118 người thuộc môn hội hoạ và 10 người thuộc môn điêu khắc. Hiện vẫn có ít nhất bốn người còn sống.

Lâu nay người ta vẫn đồng nhất ông Victor Tardieu - người sáng lập trường - với những người Pháp "sống ở thuộc địa". Sự thật, có một chút gì đó giống với Alexandre Yersin, ông Victor Tardieu đến Việt Nam, với tư cách - là một người đến để "cộng tác" như chúng ta vẫn thường thấy hiện nay. Bản thân Victor Tardieu cũng hoàn toàn không có quan hệ dòng họ gì với André Tardieu, một chính khách hàng đầu của nước Pháp thời đó. Với Victor Tardieu, sự ủng hộ lớn nhất chính là từ con người nghệ sĩ, niềm tin và nhiệt tâm của ông, đồng thời cũng đến từ niềm tin, tình yêu và năng khiếu nghệ thuật hiếm có của các học trò ông.

Sinh thời, ngôi trường có một số phận hết sức mong manh, nó đứng được chủ yếu do người Việt Nam chứ không phải do người Pháp.

Ngay từ đầu, chủ trương nghệ thuật của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã được Victor Tardieu vạch ra:

"Người sáng lập trường và những cộng sự của ông cho rằng điều cần làm ngay là phải giúp đỡ các nghệ sĩ và nghệ nhân An-nam tìm lại được ý nghĩa sâu xa, nguồn cảm hứng cơ bản từ chính truyền thống của họ, và muốn thế thì phải đặt trước mắt các sinh viên càng nhiều càng tốt những mẫu của nghệ thuật An-nam cổ. Tuy nhiên, sự quay về với quá khứ này chỉ có thể trở nên có nhiều hiệu quả nếu nó được dùng làm điểm xuất phát cho những tìm kiếm mới, cho một diễn biến phù hợp với những đòi hỏi của thời bây giờ. Tóm lại, đó là thực hiện một diễn biến hiện đại trong sự kéo dài một nghệ thuật truyền thống" (Tạp chí L'Illustration No.4608 ngày 27 tháng 6 năm 1931). Và thực tế đã chứng minh đó là một chủ trương nghệ thuật cực kỳ sáng suốt.

Chỉ qua hai cuộc triển lãm của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội 1929 lần đầu tiên và tại Paris 1931, với những tên tuổi đầu tiên như Nguyễn Nam Sơn, Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Tô Ngọc Vân, Lê Thị Lựu, An Sơn Đỗ Đức Thuận, Vũ Cao Đàm dễ dàng thấy - ở nước ta đã có một trường phái "mỹ thuật mới", xuất hiện trước cả "thơ mới", ít nhất một năm.

Theo Nguyễn Đình Thi, cùng với một số tác phẩm đỉnh cao trong âm nhạc và văn học, các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc xuất sắc ở thời kỳ trước Cách mạng - chính là những đứa con được sinh ra từ "mối tình đầu" của văn hoá nghệ thuật Việt Nam và văn hoá nghệ thuật Pháp.

Kể từ 1938, sau cái chết của ông Victor Tardieu vào năm 1937, cho dù có một số thay đổi, nhưng về căn bản, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vẫn tiếp tục là cái nôi đào tạo và nuôi dưỡng nhiều nghệ sĩ tài năng như Nguyễn Sáng, Diệp Minh Châu, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái...

Bên cạnh hai hoạ sĩ có công mở trường, Victor Tardieu và Nguyễn Nam Sơn, nhắc đến Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thì không thể không nhắc đến hoạ sĩ Joseph Inguimberty và hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, với những đóng góp to lớn của hai ông cho sự phát triển của nhà trường, đặc biệt về mặt nghệ thuật.

Nếu như người ta vẫn còn nhắc đến một số yếu tố hạn chế nào đó của "Sự kiện Trường Mỹ thuật Đông Dương", hay còn gọi là "Thời kỳ Mỹ thuật Đông Dương", thì các yếu tố tích cực hiển nhiên của nó không vì thế mà bị làm giảm tầm quan trọng, ngược lại, sự kiện Trường Mỹ thuật Đông Dương cần phải được đánh giá như là một tác nhân đã tạo ra bước ngoặt của lịch sử mỹ thuật Việt Nam "từ truyền thống sang hiện đại", góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn hoá mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20.

Nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (tiền thân của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam ngày nay), chúng ta hãy thử đọc lại một đoạn trích trên tờ L'Avenir du Tonkin (số ra ngày 25 tháng 2 năm 1932) nói về thành tựu của nhà trường chỉ mới sau năm năm hoạt động đầu tiên, tại Triển lãm Thuộc địa Quốc tế Paris 1931:

"... Những người tham dự triển lãm đã đạt kết quả đáng kể vì số tiền thu được từ bán tranh lên tới khoảng 60.000 francs, trong khi chỉ riêng một học sinh, ông Nguyễn Phan Chánh, đã thu được 20.000 francs từ các bức tranh lụa.

Cần lưu ý rằng thời điểm hiện giờ đặc biệt khó khăn và ở những thời điểm khó khăn như hiện nay, bán được 60.000 francs tiền tranh là kết quả khá.

Một hiệp hội đáng kính của nước Anh, 'Indian Society', bao gồm những nhân vật có danh tiếng của nước Anh trong các lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, chuyên về khảo cổ, văn chương và nghệ thuật Ấn Độ - đã cử một phái đoàn đến tham quan Đấu xảo và nghiên cứu thật chi tiết cuộc trưng bày đặc biệt của Trường Mỹ thuật Đông Dương, tại tầng một tòa nhà mô phỏng đền Angkor gồm sáu phòng.

Người Anh đã lấy làm hứng thú trước những kết quả Trường Mỹ thuật Đông Dương đạt được, và đã quyết định tổ chức một cuộc triển lãm của Trường Mỹ thuật Đông Dương tại Luân Đôn. Cuộc triển lãm này hiện đang mở cửa, nếu không có gì trở ngại.

Các nhà lãnh đạo của 'Indian Society' đang cố gắng làm sống lại ở Ấn Độ các môn nghệ thuật truyền thống: họ có hai ngôi trường [mỹ thuật], một trường ở Bombay do người Anh phụ trách, nơi mà tất cả các tác phẩm đều hoàn toàn theo kiểu Anh, và một trường khác ở Delhi do người bản xứ phụ trách, tuy nhiên tất cả những thứ tạo ra ở đây đều buồn tẻ và không chắc chắn, các tác phẩm đều thiếu cái sinh khí đặc trưng cho các tác phẩm của Trường Mỹ thuật Đông Dương.

Cuộc triển lãm ở Luân Đôn nhằm mục đích chỉ rõ cho công chúng Anh thấy được những gì mà Đông Dương đã làm.

Ở Paris, mọi giới đều nhắc đến Trường Mỹ thuật Đông Dương, và các nhân vật tình thông [nghệ thuật] lấy làm thích thú tranh luận về tài năng riêng biệt của những Nguyễn Phan Chánh, những Nam Sơn, những Lê Phổ. Đó quả là điều cần ghi nhớ".

Mùa đông năm 1944, một triển lãm lớn của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã được tổ chức tại Nhà Thông tin, phố Tràng Tiền, Hà Nội. Đó cũng là cuộc triển lãm lần cuối cùng của nhà trường.

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
168
Kích thước
25 x 30 cm
Lượt xem
230
Trọng lượng
1,60 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét