Hoạt Động Ngoại Giao Của Nước Pháp Nhằm Củng Cố Cơ Sở Tại Nam Kỳ (1862 - 1874)

Hoạt Động Ngoại Giao Của Nước Pháp Nhằm Củng Cố Cơ Sở Tại Nam Kỳ (1862 - 1874)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Trương Bá Cần NXB: Thế giới Hình thức: Bìa mềm
Giá bán: 125.000 VNĐ
 
 

Mô tả sản phẩm

“Hoạt động ngoại giao của nước Pháp nhằm củng cố cơ sở tại Nam kỳ (1862 – 1874)” của linh mục Trương Bá Cần phác họa một bức tranh toàn cảnh có minh họa chi tiết về lịch sử ngoại giao của Pháp và triều đình nhà Nguyễn trong thời gian Pháp chiếm Nam kỳ và can thiệp vũ trang vào Bắc kỳ, với hai mốc thời gian chính khởi đầu và kết thúc là các hòa ước Nhâm Tuất năm 1862 và Giáp Tuất năm 1874.

Cuốn sách bao gồm 4 phần:

Phần 1. Paris do dự hay chính sách chiếm đóng hạn hẹp (1863 – 1864): chính phủ Pháp cân nhắc, do dự trước việc mở rộng xâm lược, tạm bằng lòng với việc chiếm đóng hạn hẹp. Thay vào đó là cuộc đấu tranh ngoại giao chung quanh việc phái bộ Phan Thanh Giản của triều đình Huế sang Paris đàm phán và dự thảo hòa ước Aubaret sau đó.

Phần 2. Quyết định của đô đốc De la Grandiere hay chính sách bành trướng (1865 – 1867): Hành động ngoại giao nhường bước cho hành động bằng chiến lược bành trướng mở rộng vùng chiếm đóng ở Nam kỳ. De la Grandiere phát động cuộc tấn công đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, tạo nên một “sự đã rồi”.

Phần 3. Thời kỳ ngưng lắng hay giai đoạn các thống đốc tạm quyền (1868 – 1871): Các hoạt động ngoại giao không tiến triển. Pháp gặp nhiều khó khăn do thất bại trong chiến tranh Pháp - Phổ. Các thống đốc tạm quyền ở Nam kỳ bằng lòng với chính sách giữ nguyên hiện trạng. Triều đình Huế vẫn mơ hồ, ảo tưởng trong việc cầu hòa, chuộc đất, tiếp tục kiên trì thái độ dị ứng, cự tuyệt với ý tưởng và những đề nghị canh tân đất nước.

Phần 4. Chính quyền Dupré và hiệp ước 15/3/1874: Thống đốc Nam kỳ mới Dupré nhậm chức, tái khởi động chính sách bành trướng bằng cuộc phiêu lưu quân sự của Francis Garnier ra Bắc kỳ và việc hạ thành Hà Nội lần thứ nhất (11/1873). Pháp rút khỏi Bắc kỳ nhưng cuộc viễn chinh quân sự đã tạo nên một xung lực mới giúp Pháp giành được ưu thế lớn về mặt ngoại giao trong việc ký kết hòa ước 1874, pháp lý hóa việc chiếm đóng của Pháp ở 3 tỉnh miền Tây và triều đình Huế nhường toàn bộ 6 tỉnh Nam kỳ cho Pháp.

Davibooks trân trọng giới thiệu!

Thông tin sản phẩm

Số trang
460
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
2194
Trọng lượng
750 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét