Văn Khấn Của Người Việt

Văn Khấn Của Người Việt

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Phan Lạc NXB: Văn hoá Thông tin Hình thức: Bìa mềm
Giá bán: 30.000 VNĐ
 
 

Mô tả sản phẩm

Người Việt và một số dân tộc Đông Nam Á xưa kia đã thần thánh hoá cái tinh thần trừu tượng thành khái niệm “linh hồn”, chết tức là cơ thể chuyển từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh, theo triết lý Âm dương thì hồn đi từ cõi Dương sang cõi Âm. Cõi Âm là “thế giới bên kia” bị ngăn cách với cõi trần bởi 9 (đây là con số ước lệ chỉ số nhiều) suối. Bởi vậy chết là về với tổ tiên chín suối, tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu. Niềm tin này trở thành cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đây chính là một đặc thù của văn hoá Đông Nam Á nhưng phát triển và phổ biến hơn cả là Việt Nam. Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, người Việt còn có tục thờ cúng các vị thần, thờ Thành Hoàng, thờ Mẫu, thờ Phật, thờ các vị anh hùng có công với dân tộc.

Trong những ngày giỗ (ngày mất của người thân trong gia đình), ngày rằm, ngày mồng một, lễ, tết hội hè, người Việt thường sắp lễ (gồm có hương hoa, trà rượu, đồ ăn, đồ mặc, tiền vàng…) đặt lên hương án để mời tổ tiên, thần linh về thụ lộc, chứng giám cho tấm lòng thành của người đang sống. Hoạt động này không hề đồng nhất với mê tín dị đoan mà là một giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc ta. Đó là tinh hoa được chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử, biểu tượng cho khát vọng về một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc. Bên cạnh đó, phong tục này bao gồm cả những giá trị đạo đức cao cả: đạo hiếu, lòng biết ơn với những người có công với cộng đồng, dân tộc, thể hiện tấm lòng nhân hậu vị tha của con người Việt. Vì thế mà trong đời sống tinh thần của nhân dân ta: quá khứ, hiện tại và tương lai không thể tách rời mà trở thành một khối thống nhất. Quá khứ vẫn tồn tại trong hiện tại và tương lai vẫn là ngọn nguồn của sức sống cộng đồng, hình thành nên lối sống trọng tình trọng nghĩa cho con người Việt Nam.

Trong nghi lễ của người Việt, ngoài phần lễ ra bao giờ cũng có những lời khấn vái. Lời khấn là lời mà người sống dùng để giao tiếp với người đã khuất, thể hiện tấm lòng thành tâm, tri ân của người sống. Ngày nay cuộc sống hiện đại bận rộn nhiều người ít quan tâm tìm hiểu các bài văn khấn truyền thống có bài có bản mà chỉ khấn nôm khấn na, tất nhiên làm như vậy cũng không phải là sai, nhưng thiết nghĩ lâu dần sẽ làm mai một đi một vốn quý của văn hoá dân tộc. Trong lịch sử đã có không ít bài văn khấn đã trở thành những tác phẩm văn học lớn, vô cùng sâu sắc ví dụ: “Văn tế cô hồn thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du, “Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu,…

Để góp phần bảo vệ, lưu giữ nét văn hoá truyền thống, những tài liệu văn khấn quý báu nói trên. Cuốn “Văn khấn của người Việt” được sưu tầm và biên soạn lại, giới thiệu cùng đông đảo bạn đọc. Trong sách đã trình bày rõ ràng từng mẫu văn khấn, cũng như thời điểm sử dụng chúng trong năm.

Cấu trúc cuốn sách bao gồm:

Phần 1: Văn khấn gia tiên

Phần 2: Văn khấn những dịp lễ, tết trong năm

Phần 3: Phụ lục một số bài văn khấn nổi tiếng.

Trân trọng giới thiệu!
 

Thông tin sản phẩm

Số trang
148
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
1631
Trọng lượng
230 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét