Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Giảng Ký

Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Giảng Ký

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: HT. Tịnh Không NXB: Tổng Hợp TP.HCM Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 180.000 VNĐ

>>> [ Kinh Phật ]

>>> Tủ sách Phật Giáo

>>> Sách Xưa

>>> Tủ sách Triết học

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

[NHẬN IN, PHÁT HÀNH KINH SÁCH - 0903 789 987]

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Cổ nhân thường nói: “Người không phải là hiền thánh, ai không lầm lỗi?” Dù pháp sư có lầm lỗi thì ông ta là người phàm, chưa phải là thánh nhân, huống hồ là pháp sư thật sự có lỗi lầm hay là ông ta cố ý thị hiện như thế, ta đâu có biết? Phàm phu chúng ta đâu thể hiểu rõ!

Xưa kia, Thiên Thai Trí Giả đại sư đã nói rất hay, Ngài từng bảo: “Người làm pháp sư, người giảng kinh thuyết pháp, nói được nhưng chưa thể làm được, là quốc sư”. Ông ta nói được, nói rồi thì sao? Chính ông ta làm chưa được, dạy mọi người đoạn tham, sân, si, nhưng ông ta chưa đoạn tham, sân, si. Ta có nên tôn kính ông ta hay chăng? Phải tôn kính! Ông ta là quốc sư, là thầy của mọi người trong một nước. Vì lời dạy của ông ta đích thực là chánh pháp, lời dạy không sai lầm, chẳng phải là tà pháp. Nếu như chúng ta chịu học hỏi lời dạy ấy, chắc chắn được lợi ích. Đấy là: “Thanh xuất ư lam, nhi thắng ư lam” (Màu xanh phát xuất từ màu lam, nhưng trội hơn hẳn màu lam). Học sinh thành tựu vượt hẳn ông thầy, chỉ cần lời ông ta dạy không phải là tà pháp thì ổng là quốc sư vậy.

“Nói được và làm được thì là quốc bảo”: Quốc bảo ít, quốc sư nhiều. Cho nên [pháp sư nào ta cũng] đều phải tôn trọng, đừng thấy có chút tỳ vết bèn chẳng chấp nhận những lời dạy của ông ta. Ấy là đoạn Pháp Thân huệ mạng của chúng sanh, cho nên mới gặp phải quả báo tàn khốc. Kinh nói hạng người như thế đọa địa ngục, từ địa ngục A Tỳ, Đẳng Hoạt cho đến Thiêu Nhiệt, tính theo thời gian trong cõi người là một ngàn tám trăm vạn năm, nhưng thật ra, bọn họ chịu khổ, cảm thấy đúng là vô lượng kiếp, như ngạn ngữ nói là “sống một ngày dài như cả năm”. Vì thế họ cảm nhận thời gian trong địa ngục so với thời gian thật sự chẳng biết nhiều gấp bao nhiêu lần.

Thời pháp là pháp bất định, mỗi cá nhân cảm nhận khác nhau, có người cảm thấy một năm khác nào vài ngày, trôi qua rất nhanh! Có người đang trong lúc khổ sở, hoạn nạn, thấy một năm dài dằng dặc. Phật dạy Thời chẳng phải là pháp bất định, hoàn toàn phụ thuộc vào nghiệp cảm của từng cá nhân. Tính ra, thiện căn của các Bồ Tát ấy sâu dày, nghe Phật dạy qua nhân quả báo ứng, toàn thân bèn rởn ốc.
“Thâm sanh ưu hối” là sanh tâm hổ thẹn.

“Tiện tự vấn lệ, tiền bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Ngã kim phát lộ, hối kỳ quá cữu”: “Vấn lệ”: Trước kia, quá nửa người ta dùng tay áo lau nước mắt. Bọn họ đối trước Phật phát lộ sám hối. “Lộ” là những tội nghiệp đã tạo trong quá khứ, hiện tại, chẳng giấu diếm mảy may, đều nói ra hết. Điều khẩn yếu nhất trong sự sám hối là từ nay trở đi, chẳng còn làm những việc lầm lạc như vậy nữa, thật sự triệt để sửa lỗi đổi mới. Sám hối như vậy mới có công dụng. Quyết định chẳng làm điều lầm lỗi, đối trước đức Phật khẩn cầu sám hối. Nếu ngày mai vẫn làm như cũ, rồi lại sám hối thì chẳng có ích gì hết, tội lại càng thêm nặng, khác chi ngày ngày khinh dối Phật, Bồ Tát, đối trước Phật, Bồ Tát vọng ngữ. Vì thế, sám hối tối khẩn yếu là “về sau chẳng làm nữa”. Họ thật sự thực hiện, chúng ta hãy nghe họ nói.

“Ngã đẳng thường ư Bồ Tát thừa nhân”: “Bồ Tát thừa nhân” là người hoằng pháp lợi sanh, trong đó có Bồ Tát xuất gia và Bồ Tát tại gia. Chẳng cần biết là xuất gia hay tại gia, người hoằng dương chánh pháp đều gọi là “Bồ Tát thừa nhân”, còn gọi là Đại Thừa Bồ Tát.

“Khinh mạn tật nhuế, cập dư nghiệp chướng”: Khinh (輕) là coi rẻ, xem thường. Mạn (慢) là ngạo mạn. Tật (嫉) là ghen ghét. Nhuế (恚) là nóng giận. Tật và Nhuế là giữ trong tâm, Khinh và Mạn là biểu hiện ra ngoài. Trong lòng ganh ghét, giận dữ, biểu hiện ra ngoài thành khinh rẻ, láo xược, và các nghiệp chướng khác.

“Kim ư Phật tiền, như tội sám hối”: Tội lỗi đã tạo trong quá khứ, nay đối trước Phật phát lộ sám hối. Sám hối như thế nào? Sửa lỗi, đổi mới. Tiếp theo, các vị phát ra mười ba điều đại nguyện, đấy là “sửa lỗi” một cách cụ thể. Xin hãy xem kinh văn, chúng ta phải hiểu đúng để học tập theo những điều này.

* * *

Sách có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028.62 97 23 56)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
479
Kích thước
16 x 24 cm
Lượt xem
548
Trọng lượng
1,00 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét