Kahlil Gibran (Bộ 15 cuốn)

Kahlil Gibran (Bộ 15 cuốn)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Kahlil Gibran NXB: Văn học Hình thức: Bìa Mềm
Giá gốc: 633.000 VNĐ
Giá bán: 506.400 VNĐ
Tiết kiệm: 126.600 VNĐ (-20%)

Hết các cuốn:

Giê Su và Ngôn Sứ

- Ngôn Sứ

- Giọt Lệ & Nụ Cười 

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 
Ngọn Lửa Vĩnh Cửu
Tác giả: Barbara Yuong NXB: Văn hoá Sài gòn Hình thức: Bìa Mềm
(0)
63.000 VNĐ
Sách Kinh Điển (Bộ 9 Cuốn)
Tác giả: Nhiều Tác Giả Hình thức: Bìa Mềm
(0)
1.319.200 VNĐ 1.649.000 VNĐ
Thánh Thư
Tác giả: Kahlil Gibran Hình thức: Bìa Mềm
(0)
99.000 VNĐ 110.000 VNĐ
 
 

Mô tả sản phẩm

Thi sĩ, triết gia và họa sĩ Kahlil Gibran chào đời tại xứ Li-băng (Lebanon) giáp ranh miền Bắc của Israel. Mảnh đất nhìn ra Địa Trung Hải, với Syria và Thổ Nhĩ Kỳ sát cạnh sườn, nên là nơi giao lưu của nhiều nền văn hóa lớn và sản sinh ra nhiều ngôn sứ nổi tiếng. Bản thân Kahlil Gibran cũng được đánh giá là một ngôn sứ của thời đại.
 
Kahlil Gibran đã được dịch khá nhiều ở Sài Gòn trước 1975. Một số tác phẩm được xuất bản gần đây như Giọt lệ và nụ cười, 2007, Nxb Văn hóa Sài Gòn (Nguyễn Yến Anh dịch, tái bản bản in trước 1975), Ngọn lửa vĩnh cửu, 2009, Nxb Văn hóa Sài Gòn (Đỗ Tư Nghĩa dịch) và Nhà tiên tri, 2010, Nxb Thời đại (Châu Diên dịch, tái bản bản in năm 1992), nhưng rải rác. Lần này, với bộ sách này, nhà nghiên cứu – dịch giả Nguyễn Ước đã dành thời gian hơn 2 năm để dịch và giới thiệu cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về con người – tác phẩm lừng danh: Kahlil Gibran.
 
Bộ sách gồm gần như toàn bộ tác phẩm của Kahlil Gibran; một số do chính Gibran viết bằng tiếng Anh; một số do các dịch giả chuyển ngữ từ tiếng A Rập sang tiếng Anh hay tiếng Pháp; một số do các học giả hợp tuyển. Tên các tác phẩm như sau:
 
–          Nhã ca tình yêu;
–          Ngôn sứ (Kẻ tiên tri);
–          Uyên ương gãy cánh;
–          Trầm trưởng;
–          Bí ẩn trái tim;
–          Giọt lệ và nụ cười;
–          Mật khải;
–          Đôi cánh tư tưởng;
–          Định mệnh thi sĩ & Đám rước;
–          Gương soi linh hồn;
–          Giêsu con của con người;
–          Tình yêu tận hiến;
–          Chuyện người phiêu lãng & Cát biển và bọt sóng;
–          Vườn ngôn sứ & Thần linh trần thế;
–          Sương bụi phù hoa;
–          Mây trên đỉnh núi & Kẻ mộng du;
–          Tâm linh toàn mẫn;
–          Tiếng nói bậc tôn sư;
–          Hoài vọng phương Đông;
–          Tiếng vô thanh & Người tình vĩnh cửu.
–          Riêng 3 cuốn Định mệnh thi sĩ, Nhã ca tình yêu và Tâm linh toàn mãn do chính dịch giả Nguyễn Ước hợp tuyển.
 
Có thể điểm qua một phần bộ sách này bằng một số ý như sau:
 
Tuyệt tác phẩm Ngôn sứ (Kẻ tiên tri) ra mắt lần đầu tiên năm 1923, được đón nhận nồng nhiệt. Cho đến nay đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng, tái bản gần 200 lần, với hơn 100 triệu bản in. Tuyệt tác phẩm này nâng Gibran lên hàng các tác giả được loài người đọc nhiều nhất. Ngôn sứ (Kẻ tiên tri) theo nhận định của chính Gibran, không hẳn là tác phẩm văn học mà đúng hơn, là thông điệp tâm linh và nhân bản ông trao cho con người giữa cuộc đời.
 
Bối cảnh của Ngôn sứ (Kẻ tiên tri) là buổi chiều chia tay của Almustafa với dân thành phố Orphalese, những người chung sống trong yêu thương ông suốt 12 năm. Trước khi lên đường trở về hòn đảo sinh thành, vị ngôn sứ ấy trả lời mọi câu hỏi được những kẻ đưa tiễn đặt ra cho ông. Chúng liên quan tới các chủ đề tình yêu và cái chết, lao động và khoái lạc, tự do và của cải, hôn nhân và tình bằng hữu, tôn giáo và lề luật… Và vì mọi đường lối giải quyết đều bắt đầu từ bên trong mỗi người nên Almustafa nói tới đời sống nội tâm, các cảm xúc và các niềm tin của con người sống trên đời, giữa đất trời và với Thượng đế. Gibran cho rằng, tuyệt tác phẩm này chỉ nói tới 1 điều duy nhất: Bạn cực kỳ lớn lao cao cả hơn bạn biết – và mọi sự đều tốt lành. Yêu thương là nền tảng trong ứng xử, và ở tuyệt tác phẩm này, tình yêu là chân lý, thiện hảo và cái đẹp. Từ dự định ban đầu với tên gọi Lời khuyên, sau hơn 10 năm trau chuốt nó trở thành Ngôn sứ (Kẻ tiên tri) và được xuất bản năm 1923 ở Hoa Kỳ.
 
Trong phần dẫn nhập, nhà nghiên cứu Nguyễn Ước viết rằng: “Giữa trần gian, con người chẳng thể sống một mình; từ bản thân mỗi người và trong hiệp quần với tha nhân phát sinh các vấn đề, và chỉ có thể giải quyết đích thực chúng bằng cách sống nhân ái với trọn vẹn thể xác cùng tâm hồn chân chính của mình.
 
Chính Gibran đã trực tiếp xác nhận: Trong Ngôn sứ, tôi chốt lại các ý tưởng nhất định và tôi ao ước sống theo các lý tưởng đó… Đối với tôi, nếu chỉ viết suông chúng ra thôi thì đó là trả giá.”
 
Và 26 bài thơ xuôi nhuốm đầy tình người ấm áp được Almustafa, ngôn sứ hóa thân của Gibran đã phát biểu một cách đầy đủ qua tuyệt tác phẩm này – Ngôn sứ (Kẻ tiên tri).
 
Uyên ương gãy cánh – cái tựa quá hay và quá đẹp này là của dịch giả Nguyễn Ngọc Minh (Nguồn Sáng, Sài Gòn, 1970) – được nhà nghiên cứu Nguyễn Ước mượn lại với lời thưa cuối sách, có lẽ là cuốn tiểu thuyết duy nhất, mang tính tự truyện của Gibran. Theo truyền thuyết Á đông, uyên ương là đôi chim yêu thương nhau thắm thiết, bay đi nơi đâu hay đậu lại chỗ nào cũng phải liền cánh. Khi một trong đôi uyên ương lìa đời, con còn lại cất tiếng kêu thương quạnh quẽ đến mỏi mòn nhỏ hết máu tim mình. Tác phẩm này, cho thấy “cơn thức tỉnh ngây ngất của tuổi xuân, những thị kiến buốt nhói trên con đường thành thân, cùng những chiêm nghiệm sâu lắng về tình yêu và sự bất tử”. Trong Uyên ương gãy cánh, tình yêu đối với Gibran và Selma, người nữ nhân vật chính, là Chân lý, Cái đẹp, Thượng đế, là trọn vẹn xác hồn cùng sự sống của đôi lứa, là mọi sự trên trần thế, niềm tưởng tiếc khôn nguôi và lời hẹn hò son sắt tới quá bên kia cái chết. Tình yêu ở đây kết hợp linh hồn, làm biến đổi tâm hồn và thăng hoa tâm linh của hai kẻ yêu nhau. Tình yêu mang đôi nam nữ gắn vào nhau làm toàn mãn thiêng liêng tính và cùng sống với Thượng đế giữa trời cao đất thấp.
 
Người phương Tây nếm trải không khí lãng mạn và huyền nhiệm phương Đông qua tác phẩm Uyên ương gãy cánh. Trong khi đó, phụ nữ phương Đông, đặc biệt trong thế giới A Rập, lần đầu tiên có cơ hội xác định bản sắc chính đáng của người nữ trong tình yêu và hôn nhân. Cuốn tiểu thuyết thi vị, đam mê và xót xa này mang tình yêu xuống chiều sâu thẳm tận đáy hồn người với những lý luận ngọt ngào của trái tim, và nâng tình yêu lên độ cao nhất, bất diệt với thực tại siêu việt. Từ đó, người đang yêu đọc nó và mỗi sớm mai “được thức dậy lúc rạng đông với con tim chắp cánh, đưa lời cảm tạ vì có thêm một ngày yêu thương nữa.”
 
Các tiểu phẩm trong Bí ẩn trái tim được Gibran viết bằng tiếng A Rập nhiều năm trước Ngôn sứ (Kẻ tiên tri) nhưng chúng hiển thị tâm điểm Đông phương bí nhiệm trong động thái sứ ngôn của tác giả. Chúng báo trước một Gibran sẽ trở thành bất tử với “tâm linh phong phú, tâm tư năng động và kiến thị minh bạch”, được diễn tả bằng một văn phong cực kỳ cuốn hút.
 
Bí ẩn trái tim với chủ đề nặng phần tâm linh diễn ra trên 2 bối cảnh. Một là Li-băng (Lebanon) vào đầu thế kỷ XX. Lúc còn là một mảnh đất của tỉnh Syria, thuộc quyền kiển soát của Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ bạo liệt. Giáo hội Kitô giáo Maronite, dù đã gia nhập Công giáo La Mã và tuy là thiểu số giữa một đại dương Hồi giáo và đạo Dzure, vẫn chiếm đa số dân chúng Li-băng, đặc biệt ở miền Bắc, tồn tại một cách vật vờ, thỏa hiệp. Trong tình trạng mông muội của dân chúng và vì muốn thuộc địa ổn định, chính quyền ngoại lai tìm cách cấu kết với giới chức tôn giáo để rồi đôi bên trở thành loại công cụ chính trị phục vụ cho đặc quyền đặc lợi của một số người. Bối cảnh ấy làm sâu sắc thêm những cáo giác thế tục và lời cầu nguyện siêu nhiên của nhân vật chính trong Gã Giuhanna khùng (tr. 118, Bí ẩn trái tim). Bối cảnh thứ hai là Hoa Kỳ như một miền đất cung ứng những tự do căn bản cho người di dân. Trên vùng đất đó, Gibran nghĩ về quê nhà Li-băng đang sống trong câu thúc, nghèo đói và chiến tranh. Với tâm tình sôi sục của một người ái quốc và chan chứa lòng nhân ái, ông bày tỏ tình yêu quê hương tha thiết tới độ hầu như mắng mỏ dân tộc mình, đồng thời than vãn về sự bất lực của người xa xứ.
 
Gibran cảnh báo nếu mỗi người không sống với những nỗ lực xiển dương bên trong mình thiêng liêng tính, loài người sẽ sa dần vào bóng tối của một nền văn minh thiếu nhân tính, đánh đồng tác nhân với nạn nhân và hoang mang giữa các giá trị. Về khía cạnh tôn giáo, những phát biểu tâm linh của Gibran bộc lộ cái nhìn thấu suốt đại đồng về tín ngưỡng, con tim nồng cháy, quyết tâm tận hiến để thăm dò và tra tấn tới nơi tới chốn, cho đến khi vỡ vụn cái tôi bên ngoài và thị hiện nội ngã.
 
“Tôi chẳng muốn đổi nụ cười của tâm hồn mình lấy của cải của vô số đám đông, và cũng chẳng muốn biến nước mắt đang tuôn trào khắp châu thân vì ưu phiền thành nụ cười. Chính niềm hi vọng nồng cháy trong tôi khiến suốt cuộc đời tôi ở thế gian này mãi mãi là nước mắt và nụ cười”. Gibran bày tỏ với người đời và cuộc đời về những gì chất chứa trong trong tác phẩm Giọt lệ và nụ cười. Được viết cách đây hơn 1 thế kỷ nhưng thông điệp có nội dung muôn đời của nó vẫn âm vang. Mỗi dòng chữ là một thôi thúc con người phải sống lập tức, sống triệt để và sống nồng nàn mộc mạc giữa cuộc đời với gia đình, thân nhân, bằng hữu cùng nhân thế, sống chân thành với tình yêu và ánh sáng trong quan hệ thắm thiết như nhất với đồng loại, thiên nhiên và Thượng đế.
 
Ở Đôi cánh tư tưởng, Ghougassian mang chúng ta đi từ kinh ngạc này tới kinh ngạc khác, một cách thú vị, khi ông tìm cách chứng tỏ Gibran, với những phát biểu nặng tính văn chương theo kiểu chống duy lý chủ nghĩa, là một triết gia chân chính, đáng được các học giả quan tâm. Tuy có chịu ảnh hưởng nhưng lại đối cực với Nietzsche, Gibran chung một tuyến với Kierkegaard và Bergson… trong khuynh hướng hiện sinh chủ nghĩa hữu thần. Và như thế, học thuyết đầy nhân bản, duy linh và lạc quan của ông như một điểm hội tụ của triết học cả Đông phương lẫn Tây phương, rất gần gũi với con người đại chúng Á đông của chúng ta.
 
Nếu đưa cho Kahlil Gibran cây đàn, hẳn ta sẽ được nghe ông dạo ngay một khúc nhạc tình vì Gibran là kẻ sẵn sàng tuẩn đạo tình yêu: “Khi tình yêu vẫy gọi các bạn, hãy đi theo nó, dù lối nó đi trắc trở gập ghềnh.”
 
Trong bức thông điệp được Gibran, kẻ tự xem mình là thi sĩ sứ ngôn, chuyển giao cho loài người, Tình yêu là mực long lanh trên nét chữ, mang tâm hồn người đọc tới bên nhau, nâng tâm hồn đôi lứa lên trời cao. Và nếu trong cuộc sống này đôi kẻ yêu nhau nào chưa được hay chưa hưởng toàn vẹn “ân sủng tình yêu”, cả hai sẽ tái sinh và tái ngộ trong kiếp sống khác.
 
Mỗi con chữ trong tác phẩm Nhã ca tình yêu là một linh vật vì Gibran thanh tẩy đôi môi mình với ngọn lửa thiêng để nói về Tình yêu trước đền thờ tâm hồn của mỗi tình nhân. Và tận cùng những lời những chữ ấy là niềm im lặng thẳm sâu với hơi thở mãi mãi mong manh và tạo rực.
 
[…]
 
Như Tagore, Gibran chủ trương không phân biệt Ấn giáo và Phật giáo. Ông tin vào thuyết luân hồi. Gibran rất thích thú khi đọc Nietzsche nhưng ông chỉ chịu ảnh hưởng về văn phong và bố cục của cuốn Zarathustra đã nói như thế. Nietzsche là người bi quan và vô thần còn Gibran là người lạc quan và hữu thần. Những nguồn triết học của cả Đông phương và Tây phương lẫn các tôn giáo khác nhau làm nên nội dung tư tưởng của Gibran. J. P. Ghougassian gọi ông là nhà hiện sinh chủ nghĩa cánh hữu, còn trong mắt của nhiều người Kitô giáo, Gibran là “kẻ dị giáo” vì nội dung đức tin của ông không chính thống, nhất là tin vào luân hồi. Nhưng dù gì đi nữa, không thế phủ nhận Gibran là người tôn giáo, trong tận cùng mỗi dòng chữ và mỗi trang sách của ông.
 
Với bộ sách gần như là tổng tập về Kahlil Gibran, cùng với sự lao động miệt mài để dịch cũng như chú giải, viết lời dẫn nhập, nhà nghiên cứu Nguyễn Ước đã mang đến cho độc giả Việt Nam một công trình thật sự có giá trị và là sự lựa chọn không thể bỏ qua.
 
* * *
 
Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:
 
-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028.62 97 23 56)
 
Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.
 

Thông tin sản phẩm

Số trang
3996
Kích thước
13 x 20,5 cm
Lượt xem
1667
Trọng lượng
4,00 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét