Hán Tự Tự Học - Trần Văn Quế (Bộ 3 Quyển)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Trần Văn Quế NXB: Thanh Hương Tùng Thư Hình thức: Bìa Mềm
Giá gốc: 575.000 VNĐ
Giá bán: 517.500 VNĐ
Tiết kiệm: 57.500 VNĐ (-10%)

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 
Đạo Của Vật Lý
Tác giả: Fritof Capra NXB: Tổng Hợp TP.HCM Hình thức: Bìa Mềm
(0)
157.250 VNĐ 185.000 VNĐ
Hán Học Tân Phương
Tác giả: Tạ Quang Phát NXB: Vĩnh Lợi Hằng Hình thức: Bìa Mềm
(0)
180.000 VNĐ
Hán Văn Tinh Túy
Tác giả: Lãng Nhân NXB: Nam Chi Tùng Thư Hình thức: Bìa Mềm Tay Gấp
(0)
243.000 VNĐ 270.000 VNĐ
Vô Thường
Tác giả: Thích Giác Thiện NXB: Tôn giáo Hình thức: Bìa Mềm
(1)
28.900 VNĐ 34.000 VNĐ
 
 

Mô tả sản phẩm

Theo tục truyền ý niệm chữ Hán là do Vua Phục-Hi (Fou-Hi:伏羲) đề xướng cách đây hơn 6000 năm.

Vị Thánh-Quân này (trị vì độ vào năm 4449 trước Tây- Lịch) đã xem hình các chòm sao trên trời và dấu loài chim đi dưới đất mà nghĩ ra hình dáng các chữ viết. Nhưng thật sự chữ Hán được tu-chỉnh lại để thành một lối chữ viết của Hán tộc bắt đầu từ ông Thương-Hiệt. (Ts'ang-Hie: 倉頡) bề tôi của vua Hoàng-Đế hay Huỳnh-Đế (trị vì vào năm 2698 trước tây-lịch). Tục truyền rằng khi chữ viết đã được bày ra rồi thì “Trời mưa lúa; Qui khóc đêm” (天白菜 ○鬼夜泣 - Thiên vũ túc; Quỉ dạ khấp).

Vua Hoàng-Đế (黃帝: Hoàng-Ti) là một trong ba vị Thánh-quân thời cổ Trung Hoa. Với những phát minh và tổ chức xã hội đặc-biệt triều đại của nhà vua đã mở màn cho nền văn minh Trung-Hoa vậy.

Khi Hán tộc, trong lưu vực Hoàng-Hà, còn là một bộ lạc thì mệnh lệnh của vị Tù-trưởng chỉ được truyền bá trong toàn thề cộng đồng bằng lời nói. Nhưng khi giống nòi sanh sôi này nở ra và sống khắp các vùng trong nước xa cách nhau bằng những sông to núi cao thì tiếng nói không đủ truyền bá mệnh-lệnh của nhà Vua mà không có sự sai lạc được. Vì cớ đó mà chữ viết phải được bày ra.

Vậy, dù muốn dù không, chữ viết đi đôi với sự xuất hiện của một Quốc-Gia dân-tộc dưới sự điều-khiền tối cao của một vị chúa-tề gọi là Vua (Vương) hoặc là Hoàng-Đế.

Vào năm 800 trước Tây-Lịch vị thái-sử của Nhà Thương(商 : Chàng) đã cho lập lên một bảng kê khai của chính quyền gồm những chữ Hán mà lối viết đã được ấn-định rõ rệt. Lối cổ văn viết ấy có hình giống con cá nhái (nòng nọc) gọi là khoa-đẩu-tự (蝌蚪字) (Caractères en forme de tétard).

Trong thời kỳ nhà Châu (周: Tcheou) suy vi sự học- hành bị bỏ phế, các thơ lại (Scribes) đều tự ý bày ra nhiều chữ mới đề cùng nói lên một việc, chỉ một vật. Vì cớ đó mà các kỳ tự, các chử lạ lùng về cách viết đã xuất hiện quá nhiều trong nền văn học khiến cho lối học chủ Hán càng ngày càng tối tăm phức tạp là vì phần nhiều các ký tự không dựa vào những nguyên tắc hợp lý.

Vào năm 213 trước Tây lịch Lý-Tư (李斯: Li-Zeu) Thừa Tướng của Tần-Thỉ Hoàng-Đế (秦始皇帝: Tsion-Cheu-hoang- ti) người đã truyền lịnh đốt sách (phần thơ) có cho ban hành một bảng kê khai chính thức các chữ Hán và bắt buộc các thơ lại (Scribes) triệt để phải viết theo và gồm có 3.300 chữ. Lối chữ viết này gọi là Tiều triện (小篆). Nhưng bảng này vẫn còn nhiều sự lầm lộn.

Sau khi bảng chữ Tiều-Triện của Lý Tư ra đời được một ít lâu thì một kỷ nguyên mới trong lịch sử chữ Hán khai mào với hai đặc điểm sau đây !

a) – Tăng gia quá mức các chữ mới.

b) – Sự liên tục biết đôi tự dạng.

Hai việc này đã xảy ra một cách bừa bãi.

Sau Lý Tư hai trăm năm tông số chữ viết được bổ túc đến bảy lần. Lần thứ bảy tổng số chữ viết được công nhận là 7.300 chữ.

Hai trăm năm sau nữa tông số chữ viết lên đến 10.000. Hiện nay theo sách Khang-Hi tự điễn thì có đến 40.000 chữ. Trong số này có độ 4.000 chữ thông dụng; 2.000 chữ thuộc loại đại-danh-từ và đồng-âm ít thông dụng và 34.000 chữ thuộc loại quái dị chẳng được dùng vào đâu. Vậy, cho rằng: Tổng số chữ viết ấy là 80.000 là không đúng.

Người xưa viết chữ Hán với một mũi dùi nhọn (một dao găm dài (stylet) và nhọn trên một bang gỗ – và viết dễ dàng những nét đậm, lợt, to, bé, hình tròn, hình bầu dục, nét công, nét gãy và những hình phức tạp khó khăn.

Sau thời Tể-tướng Lý-Tư người ta bày ra cây bút gỗ dầu dập tơ (xơ) ra và chấm vào một chất sơn đen và viết trên bức lụa. Với một dụng cụ thô sơ này người ta chỉ viết những nét quá đậm quá to, kém mỹ-thuật. Các hình tròn biến thành các hình vuông Những đường cong thi trở thành những đường góc vuông, dường gãy. Nhưng với cách viết này người ta viết rất mau, Vì lẽ đó cách viết này đã được nhà cầm quyền chánh thức công nhận đề thảo các công văn. Nhưng lối viết ấy vẫn còn khuyết điềm. Vì vậy mà tướng Mông-Điềm trong khi cầm binh đánh rợ Hung Nô bèn thay thế loại bút gỗ nói trên bằng bút lông và cải thiện cách chế ra giấy và mực - Nhưng đây là một tai hại cho cách viết chữ Hán là vì bút lông không cho phép viết tất cả các loại hình, loại nét. Những hình, những nét mà bút lông viết không được thì được thay thế bằng những hình, những nét thích ứng với toại bút này Vì lẽ giấy theo loại mới hút mực, cho nên mới có nét đậm và liền, các nét rời, nét đứt đoạn mà người xưa chưa hề biết, Thí dụ: các nét to ra, các nét đá, móc, phết, bẹt ra v.v... đều do bút lông mà ra.

Như vậy, lối viết Tiểu-triện xưa kia đã trở thành lối viết Giai-tu (楷字 Kie-tzeu) nghĩa là lối chữ viết khuôn mẫu.

Nhưng chưa hết - Bút lông viết mau, người ta cho bút ấy chạy trên giấy gọi là là lối viết phóng bút, cột nối nét này với nét kia mà tạo ra lối viết gọi là: Liên bút tự (達筆字 lien-pei-tzeu). Người ta lại cho bút lông bay. Cây bút lông bay thật và để lại trên giấy những hình dạng quái lạ gọi là Thảo-tự (草字: ts'ao tzeu).

Sự say sưa với các lối viết mới này đã đến mức độ như là cuồng nhiệt cho đến đỗi đầu kỳ-nguyên Tây- lịch một học giả tự cho rằng hạ phẩm giá mình nếu viết chữ đọc được rõ ràng.

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

 

Thông tin sản phẩm

Kích thước
15.5 x 22 cm
Lượt xem
3511
Trọng lượng
1,20 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét