Thủy Lục Chư Khoa - Chân Nguyên Tuệ Đăng

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Chân Nguyên NXB: Hồng Đức Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 410.000 VNĐ

Khoa cúng trong nghi lễ Phật giáo là một văn bản bác học của đạo Phật.

Phật giáo Việt Nam có cả một kho tàng văn bản như thể, di sản văn hóa này vẫn còn được lưu giữ và hành trì trong các Sơ môn, Tổ đình. Cũng có lúc như bị bỏ quên, để rồi nhiều khi phải vất vả tìm cầu thật rất đáng tiếc. Nhưng may mắn thay! Vẫn còn có những người tri kim cổ như cư sĩ Quảng Minh, anh đã phát tâm làm việc chuyển ngữ, chú thích để giới thiệu đến các nhà nghiên cứu một tài liệu quý giá, lại cũng giúp cho các đạo tràng được tùy duyên ứng phó, sự lý dung thông. Như lời dịch giả đã nói: “phải đến để mà thấy, phải đọc để mà biết” Thấy và biết rằng Phật giáo Việt Nam ta cũng có một kho tàng vô giá của tiền nhân đã để lại cho hậu thế. Bộ Thủy Lục Chư Khoa chuyển ngữ này có thể nói là một việc làm có ý nghĩa, đóng góp rất lớn trong công tác Việt hóa nghi lễ của Phật giáo Việt Nam thời cận đại.

Chúng tôi nhất tâm tùy hỷ công đức thù thắng này. Xin thành kính giới thiệu hải chúng mười phương, nguyện Pháp bảo được lưu thông vô ngại.

Tỳ kheo Lệ Trang

Kính ghi

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

[NHẬN IN, PHÁT HÀNH KINH SÁCH - 0903 789 987]

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Tôi được nhờ đề tựa cho bản dịch bộ Thủy lục chư khoa do dịch giả Quảng Minh thực hiện. Đây có thể nói là bản dịch hoàn chỉnh đầu tiên của bộ này, giúp độc giả có được một hiểu biết về những hình thái tín ngưỡng Phật giáo của dân tộc ta. Về mặt lịch sử, Thủy lục chư khoa chủ yếu xuất hiện vào thế kỷ thứ XVII-XVIII, mà một trong những người có đóng góp to lớn cho sự hình thành, đó là thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647-1727). Nó là một kết tinh của quá trình tiếp biến văn hóa Trung Quốc để phục vụ cho yêu cầu tín ngưỡng của đất nước ta thời bấy giờ.

Sự thật, lễ nhạc của Phật giáo Việt Nam xuất hiện rất sớm trong lịch sử dân tộc. Ngay từ giữa thế kỷ thứ III sau CN, Khương Tăng Hội đã sáng tác bài Nê hoàn bối từ nước ta, rồi đem truyền cho Trung Quốc và trở thành một trong những người sáng lập ra nền lễ nhạc Phật giáo Trung Quốc. Dần dà về sau, nền lễ nhạc Phật giáo Việt Nam vẫn phát triển với những sáng tạo mới. Nhưng vì thiên tai và dịch họa, sử liệu không còn nhiều. Ngay cả hai bộ Phật giáo pháp sự đạo tràng tân văn và Công văn cách thức được Đại Việt sử ký toàn thư 6 tờ 8a2-3 ghi lại là do vua Trần Anh Tông cho in vào năm 1299 để ban cho thiên hạ, ngày nay chúng ta cũng chỉ có những bản trùng san. Nhờ phát hiện những bản trùng san này, chúng ta mới có những nhận thức mới về các khoa thủy lục của Việt Nam ta.

Có thể nói hiện tại chúng ta sở hữu hai truyền thống Thủy lục khác nhau, được đánh dấu bởi hai bài văn tế bằng tiếng Việt của hai nhà thơ lớn của dân tộc. Đó là Thập giới cô hồn văn của Lê Thánh Tông và Chiêu hồn văn hay còn gọi là Văn tế thập loại chúng sanh của Nguyễn Du. Trước đây, do chưa tìm được bản trùng san của đời Trần, chúng ta không biết vì sao Lê Thánh Tông trong khi liệt kê mười loại cô hồn, lại xếp giới thiền tăng vào loại cô hồn số một. Thậm chí có người ác ý xuyên tạc nghĩ một cách lầm lạc rằng Lê Thánh Tông là một vị vua theo Nho giáo, nên đã phê bình Phật giáo bằng cách chĩa mũi dùi vào người đại biểu của nó là giới thiền tăng. Nhưng với sự phát hiện bản trùng san của Phật giáo pháp sự đạo tràng tân văn và Công văn cách thức, chúng ta biết vào thời Trần, không phải chỉ có 10 loại cô hồn mà có đến 36 loại cô hồn, mà loại đầu tiên chính là thiền tăng. Điều này hoàn toàn trái ngược với cách xếp loại cô hồn của Trung Quốc mà ta thấy qua các bộ Du-già và Văn tế thập loại chúng sanh của Nguyễn Du, tức là xếp vua chúa lên loại cô hồn số một, mà truyền thống Trung Quốc gọi là “lụy triều để chúa, lịch đại hầu vương” và Nguyễn Du thì gọi:

“Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh

Chí những lăm cất gánh non song

Nói chi những buổi tranh hung

Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau!”

Nói khác đi, có một sự khác biệt cơ bản về quan niệm các loại cô hồn ở Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là vào thời kỳ nhà Trần. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì vào thời nhà Trần, thì chính vua Trần Nhân Tông được tôn là Thích- ca tái thế, mà Huyền Quang (1251-1331) mô tả trong Vịnh Vân Yên tự phú:

“Thầy tu trước đã nên Phật quả

Tiểu tu sau còn vị Tỳ-kheo"

thì làm sao vua có thể là cô hồn được? Ở Trung Quốc cũng có những vị vua từng đi ở chùa như Lương Võ Đế, nhưng cũng chỉ gọi mình là Tam Bảo nô mà thôi. Thời nhà Trần cũng có Tam Bảo nô mà người ta thường diễn dịch một cách sai lạc như là một loại nô tỳ của nhà chùa, nhưng thực sự không phải như thế. Họ chỉ là những người giúp việc cho chùa dưới những dạng khác nhau. Một khi đã không thể xếp vua chúa vào loại cô hồn số một, tất nhiên người ta phải xếp thiền tăng vào vị trí đó vì vào thời Trần, tuy chủ trương cư trần lạc đạo, nhưng vẫn có giới thiền tăng. Trong liên hệ này, cũng cần nói thêm là tuy Nguyễn Du tiếp thu cách xếp loại cô hồn của truyền thống Trung Quốc mà vào thời ông đã trở nên rất phổ biến với sự in ấn hàng loạt các bộ Du-già đại khoa, trung khoa và tiểu khoa, nhưng ông vẫn giữ nét khác biệt của Việt Nam bằng cách không xếp thiền tăng vào loại cô hồn trong 10 loại cô hồn của mình.

Chúng tôi nhân lời giới thiệu này, nói sâu một chút về quá trình hình thành khái niệm cô hồn ở Việt Nam và Trung Quốc, để người đọc khi đọc Thủy lục chư khoa qua bản dịch của dịch giả Quảng Minh, sẽ định vị được những đóng góp của Phật giáo nước ta cho những hình thái tín ngưỡng khác nhau trong Phật giáo.

Chúng tôi vui mừng giới thiệu bản dịch này đến bạn đọc mười phương.

Giáo sư Lê Mạnh Thát

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
1168
Kích thước
17 x 25 cm
Lượt xem
1840
Trọng lượng
2,00 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét