Nghiên Cứu Về Mâu Tử - Lê Mạnh Thát

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Lê Mạnh Thát NXB: Văn hoá Sài gòn Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 160.000 VNĐ

Trong cuộc đấu tranh và phát triển đầy cam go gian khổ, nhưng cũng đầy hào hùng hoành tráng của dân tộc ta, mỗi khi lịch sử bước vào những giây phút thử thách gay gắt, quyết liệt, sống mái với kẻ thù, những khuôn mặt anh tài luôn luôn xuất hiện đứng ra gánh vác trách nhiệm, góp sức đưa con thuyền dân tộc đến bến vinh quang. Vào cuối thế kỷ thứ II sau tây lịch, dân tộc ta đang đối đầu với viễn cảnh có thể vĩnh viễn bị đồng hóa vào nền văn hóa Trung Quốc, thì một khuôn mặt anh tài đã ra đời, đó là Mâu Tử cùng tác phẩm Lý hoặc luận nổi tiếng của ông.

Lý hoặc luận từng là một tác phẩm lý luận gối đầu giường của người Phật giáo ở Viễn Đông, mà cụ thể là Trung Quốc và Nhật Bản. Đối với lịch sử dân tộc ta, nó là một tác phẩm lý luận có một vị trí xung yếu. Từ những năm 1096, Thông Biện khi trình bày lai lịch của Phật giáo nước ta cho Thái hậu Ỷ Lan dẫn lời của Đàm Thiên đã nói tới Mâu Bác và Khương Tăng Hội như hai đại biểu giáo tôn đầu tiên ở Việt Nam. Đến thời cận đại, thiền sư Pháp Chuyên (1726-1792) khi viết Tam bảo biện hoặc luận, tuy chủ yếu dựa vào Chiết nghi luận của Tử Thành, đã xa gần nói đến Mâu Tử. Đặc biệt đến đầu thế kỷ này, khi Trần Văn Giáp giới thiệu sai lầm ông như một trong những nhà truyền bá đạo Phật đầu tiên ở Việt Nam, Mâu Tử trở nên quen thuộc không những đối với học giới, mà còn đối với bộ phận lớn người dân. Tuy nhiên, đó cũng là khởi điểm của vấn đề Mâu Tử.

Tiết Trùng Dương năm Tân Dậu,

Lê Mạnh Thát

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 

Mô tả sản phẩm

Đây là lần in thứ ba của bản Nghiên cứu về Mâu Tử in năm 1982. Trong lần in này, có một số thay đổi về dẫn chứng tư liệu. Cụ thể là đối với Đạo tạng, chúng tôi đã sử dụng bản Trung Hoa Đạo tạng của Hoa Hạ xuất bản xã, in tại Bắc Kinh năm 2004 do Trương Kế Vũ chủ biên và được viết tắt là Đạo. Bộ Đạo tạng này có cả thảy 50 tập. Số tập và số tờ được ghi chú theo bản in ấy. Về tư liệu lịch sử Trung Quốc, chúng tôi sử dụng bản Tứ bộ bị yếu là chính, một số khác chúng tôi sử dụng bản điện tử ảnh ấn Tứ khố toàn thư của Văn Uyên các, số quyển và số tờ là từ các bản này. Về tư liệu Phật giáo, chúng tôi sử dụng bản in Đại chính tân tu Đại tạng kinh, viết tắt là ĐTK. Số quyển và số tờ đều dẫn theo bản in đó.

Từ lúc xuất bản lần đầu cho đến nay, đã đúng một phần tư thế kỷ. Có một bản dịch Mâu Tử ra tiếng Anh dưới nhan đề How Master Mou removes our doubts do John P. Keenan thực hiện và State University of New York Press, Albany, Mỹ, xuất bản năm 1994. Điểm đặc biệt của bản dịch này là phương pháp tiếp cận vấn đề Mâu Tử từ góc độ phê bình văn học theo lối giải thích học cơ cấu luận (structuralist hermeneutics) của Seymour Chatman. Đây là một cách tiếp cận mới nhưng vẫn chưa ra khỏi quan điểm cho rằng Mâu Tử là một tác phẩm Trung Quốc, rất khác xa với quan điểm của chúng tôi nêu ở trong sách này.

Chúng tôi chủ trương Mâu Tử Lý hoặc luận là một tác phẩm của văn học Phật giáo Việt Nam, thể hiện quan điểm của người Việt Nam Phật giáo đối với nền văn hóa Trung Quốc đang ồ ạt thâm nhập vào nền văn hóa Việt Nam sau cuộc chiến tranh Hoa-Việt đầu tiên năm 39-43 stl. Chủ trương này tất nhiên cần phải được nghiên cứu thêm nữa. Tuy nhiên, chúng tôi cho đây là cách tiếp cận có khả năng phản ảnh được một phần nào sự thật lịch sử, mà tác phẩm ấy đã đem lại cho chúng ta. Chúng tôi hy vọng trong tương lai những vấn đề mà chúng tôi chỉ đề cập sơ qua sẽ được nghiên cứu kỹ hơn. Chẳng hạn, Mâu Tử đã dùng những nguồn tư liệu kinh điển nào, để viết nên cuộc đời Đức Phật trong Lý hoặc luận. Hoặc vấn đề truyền thống Luật tạng nào đã tồn tại ở Việt Nam vào thời Mâu Tử ?

Do thế, trong lần in này, chúng tôi cố gắng thu thập toàn bộ những dật văn của Mâu Tử Lý hoặc luận được trích dẫn rải rác đó đây trong các tác phẩm Phật giáo Trung Quốc. Việc này, một mặt nhằm cho thấy các dị biệt giữa những truyền bản và mặt khác, nhằm giúp ta có ý niệm rõ hơn về diện mạo nguyên thủy có thể của Lý hoặc luận. Đặc biệt, thông tin về cuộc đời Đức Phật có một số sai khác. Chẳng hạn, trong bản Hoằng minh tập hiện nay, ta không có chỉ điểm nào về thời điểm Đức Phật thành đạo, trong khi trích dẫn của Ngọc chúc bảo điển lại ghi là ngày mồng 8 tháng 4.

Vạn Hạnh,

Cuối Đông năm Bính Tuất (2006)

Lê Mạnh Thát

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
640
Kích thước
14 x 20.5 cm
Lượt xem
1193
Trọng lượng
830 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét